Quan điểm nhân văn trong giáo dục (Humanistic Theory)

6 0 0
                                    

Nội dung của lý thuyết

- Theo Maslow, con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu.

- Nhu cầu được thỏa mãn là mục đích hành động của con người —> Sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và từ đó khuyến khích họ hành động.

⇒ Nhu cầu trở trở thành động lực quan trọng, tác động vào nhu cầu có thể thay đổi hành vi của con người. Vì thế nhà giáo dục dựa trên thuyết này có thể sử dụng các biện pháp tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của người học để làm cho họ hăng hái hơn → (điều khiển hành vi của người học).

 Vì thế nhà giáo dục dựa trên thuyết này có thể sử dụng các biện pháp tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của người học để làm cho họ hăng hái hơn → (điều khiển hành vi của người học)

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.


- Carl Rogers đề cập đến nhu cầu thể hiện toàn bộ tiềm năng của bản thân mỗi cá nhân ⇒ Nhu cầu hoàn thiện bản thân (hay nói cách khác đó là sự phấn đấu tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân).

C. Rogers tiếp thu ý tưởng về chủ nghĩa nhân văn, tin rằng mỗi cá nhân sẽ tin tưởng vào bản thân mình và không để nhu cầu xã hội lấn át cuộc sống của mình (hạn chế sự ảnh hưởng bởi các mối tương quan xã hội) ⇒ Làm cơ sở để phát triển liệu pháp "Thân chủ trọng tâm" - Liệu pháp lấy con người làm trung tâm (person - centered approach)

VD: Một đứa trẻ được sống trong sự bao bọc yêu thương của những người xung quanh thì nó có thể tự do tìm hiểu và khám phá thế giới bên ngoài, do đó có thể phát huy được những tiềm năng của bản thân. Còn nếu đứa trẻ luôn bị những quy tắc của người lớn nghiêm cấm, ngăn cản thì nó không thể hoàn thiện được bản thân mình

Mỗi người khác nhau có những tiềm năng khác nhau nên cách thể hiện khác nhau cũng là điều đương nhiên. Hoặc có những người có cùng năng khiếu nhưng cách thể hiện không giống nhau, bởi mỗi người có một tính cách, sở thích riêng, nhu cầu và hoàn cảnh sống riêng biệt

Cũng theo ông, bản chất của con người là thiện, dù cho họ có làm sai điều gì thì cũng chỉ là sai ở hành vi chứ không phải là sự lệch lạc nhân cách.

Lý thuyết về cái tôi (cái tôi là sự cảm nhận chủ quan của mỗi người về bản thân họ, nhận thức tôi là ai? Tôi có đặc điểm gì? Tôi có khả năng gì?)

⇒ Nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa học sinh và giáo viên, hình thành nên một phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm

niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng của con người và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống của mỗi người ⇒ đưa đến mục tiêu giải phóng tiềm năng cá nhân cho học sinh. Và vai trò của người dạy tạo điều kiện cho người học giải quyết vấn đề thay vì trực tiếp đứng ra giải quyết vấn đề. 

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Nov 05 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Tâm lý học giáo dụcWhere stories live. Discover now