1. Tác giả: Lev Vygotsky.
2. Cơ sở hình thành lý thuyết:
- Ông cho rằng, những cấu trúc nhận thức và quá trình tư duy được hình thành và phát triển nhờ vào sự tương tác xã hội.
- Sự phát triển tâm lý người là quá trình chuyển tải những hoạt động bên ngoài xã hội vào bên trong mỗi cá nhân, trở thành những cấu trúc mới mang tính cá thể hóa.
- Ông tập trung nghiên cứu về:
+ Nguồn gốc xã hội trong việc hình thành việc học tập.
+ Vai trò của công cụ tâm lý trong hình thành và phát triển những chức năng tâm lý cấp cao.
3. Nội dung cơ bản của lý thuyết:
3.1. Ảnh hưởng của xã hội đối với sự phát triển nhận thức:
Quá trình phát triển tâm lý ở trẻ chính là quá trình tạo ra những cấu trúc tâm lý mới. Các cấu trúc tâm lý mới xuất hiện lần đầu tiên trong các quá trình hoạt động tương tác giữa người với người, sau đó cụ thể hóa và trở thành một phần tâm lý cá nhân của trẻ.
Học tập và phát triển không thể tách khỏi bối cảnh văn hóa - xã hội - lịch sử, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể hiểu được sự phát trển cá nhân nếu không tham chiếu đến hoàn cảnh xã hội văn hóa lịch sử mà cá nhân đó sống.
Các tiến trình tâm lý cao hơn của cá nhân đều bắt nguồn từ các tiến trình xã hội.
Sự phát triển nhận thức được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển trong các mối quan hệ tương tác, giao tiếp với người có hiểu biết hơn.
Người hiểu biết hơn ( The More Knowledgeable Other-MKO) - người có hiểu biết cao hơn người học về một công việc, tiến trình hay khái niệm-là nguồn động lực quan trọng của sự phát triển nhận thức. Vd: Có thể là một người thầy giáo, bạn bè, cha mẹ, những người hiểu biết hơn hoặc sách, báo, công nghệ điện tử,....
3.2. Vai trò của công cụ tâm lý trong việc hình thành các chức năng tâm lý cấp cao ở trẻ.
Chức năng tâm lý cấp thấp: Sự chú ý (attention), cảm giác (sensation), tri giác (perception), và trí nhớ (memory).
Chức năng tâm lý cấp cao (higher mental functions): Tư duy, tưởng tượng.
Công cụ tâm lý: Ngôn ngữ, ký hiệu, biểu tượng. Là sản phẩm từ sự sáng tạo của con người -> Mang ý nghĩa xã hội rõ nét, tạo nên tính chất văn hóa, xã hội và lịch sử cho các chức năng tâm lý cấp cao.
Từ những tiền đề của chức năng tâm lý cấp thấp, sự phát triển nhận thức ở trẻ em dần tiến đến mức cao hơn, hình thành các quá trình tâm lý cấp cao nhằm giải quyết các tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình sống với sự tham gia của công cụ tâm lý.
3.3. Vùng phát triển lân cận (The Zone of Proximal Development- ZPD).
Sự phát triển tâm lý nói chung và sự phát triển nhận thức nói riêng diễn ra ở 3 mức độ:
YOU ARE READING
Tâm lý học giáo dục
DiversosĐây là nơi mình tổng hợp lại những kiến thức đã và đang được học với mục đích ôn tập và đồng thời cũng là để chia sẻ với mọi người cùng tham khảo thêm những kiến thức về tâm lý học, cụ thể là tâm lý học giáo dục.