1. Tác giả: Jean Piaget, là một nhà TLH, triết gia người Thụy Sĩ. Từ nhỏ ông quan tâm tới động vật học, 15 tuổi, ông xuất bản một số bài báo về động vật thân mềm. Sau đó ông bị thu hút bởi nhận thức luận và triết học. Jean Piaget đặc biệt quan tâm đến tư duy và nhận thức của trẻ em được hình thành như thế nào. Ông đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu nhận thức.
2. Cơ sở hình thành lý thuyết
Ông bị ảnh hưởng bởi một số logic học, toán học và triết học như:
- Triết gia người Anh, John Locke cho rằng trẻ em là một "tabula rasa", được hiểu như một tấm bảng trắng.
- Tư tưởng của nhà tâm lý học Gestalt về kiến tạo sơ đồ.
- Triết gia người Đức, Immanual Kant: con người hiểu thế giới thông qua các cấu trúc tri thức nội tại. -> Piaget đã mở rộng ý tưởng bằng quan điểm trẻ em xây dựng các lược đồ nhận thức thông qua tương tác với môi trường và thông qua các giai đoạn phát triển cụ thể.
- Thuyết tiến hóa của Darwin: Khái niệm sự thích nghi. Ông coi quá trình phát triển nhận thức của trẻ như một quá trình thích nghi liên tục, trong đó lược đồ nhận thức được điều chỉnh (quan đồng hóa và điều chỉnh) để thích ứng với thông tin mới từ môi trường.
- Kinh nghiệm sinh học: ông quan sát trí tuệ hoạt động giống một sinh vật sống, liên tục thích nghi với môi trường thông qua cơ chế đồng hóa và điều chỉnh (assimilation and accommodation). Ngoài ra ông còn kết luận rằng: yếu tố sinh học phát triển không chỉ do sự thuần thục của cơ thể hay do di truyền, mà con do những biến cố xảy ra trong môi trường sống.
- Quan sát trẻ em: Piaget dành rất nhiều thời gian quan sát các con của mình và các trẻ em khác. Ông nhận thấy rằng trẻ em không chỉ đơn thuần là phiên bản thu nhỏ của người lớn mà chúng có cách suy nghĩ và hiểu thế giới rất riêng biệt, phát triển nhận thức theo từng giai đoạn cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp.
- Tâm lý học thực nghiệm: Piaget sử dụng phương pháp thực nghiệm và kiểm tra thực tế trong việc quan sát sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Những thí nghiệm của ông với trẻ đã dẫn đến những phát hiện về cách mà trẻ em hiểu về thế giới, từ đó hình thành các giai đoạn phát triển nhận thức.
3. Nội dung cơ bản của lý thuyết
3.1. Quan điểm của Piaget về trí tuệ và sự phát triển trí tuệ
Trí tuệ là một hình thức của trạng thái cân bằng mà toàn bộ các sơ đồ nhận thức hướng tới. Trí tuệ là một dạng thích nghi của cơ thể. Sự cân bằng là một sự bù đáp của cơ thể đối với những xáo trộn bên ngoài (Phan Trọng Ngọ và cộng sự, 2015, tr.47).
Theo quan điểm của Piaget, mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đã có sẵn những sơ đồ nhận thức về sự vật hiện tượng xung quanh, những sơ đồ nhận thức này có thể mang tính di truyền, cũng có thể được hình thành từ khi đứa trẻ trong bụng mẹ, trước những tác động vô ý hoặc có ý thức từ người mẹ.
Sự phát sinh và phát triển nhận thức, trí tuệ là quá trình hình thành và phát triển các sơ đồ nhận thức.
Ông cho rằng ngôn ngữ không đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí thông minh của trẻ. Hoạt động chủ quan của trẻ (chứ không phải sự tương tác xã hội) mới là cội nguồn của tư duy. -> Mọi trẻ em đều phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhận thức, thể chất và có tính tuần tự, trẻ chỉ có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo sau khi hoàn thành giai đoạn trước đó.
YOU ARE READING
Tâm lý học giáo dục
SonstigesĐây là nơi mình tổng hợp lại những kiến thức đã và đang được học với mục đích ôn tập và đồng thời cũng là để chia sẻ với mọi người cùng tham khảo thêm những kiến thức về tâm lý học, cụ thể là tâm lý học giáo dục.