Lý thuyết điều kiện hóa xã hội (Social Conditioning)

4 0 0
                                    

1. Lý thuyết học tập xã hội

- Quan điểm chủ đạo: Quan sát, bắt trước và hình mẫu hóa giữ vai trò chủ chốt trong quá trình học tập.

- Tiền đề khoa học: Kết hợp thành tố từ hành vi và các thuyết về nhận thức.

- Điểm mới trong quan điểm Bandura:

 + Củng cố trực tiếp không thể có tác động với tất cả các dạng thức học tập.

+ Học tập còn có thể xuất hiện đơn giản bằng cách quan sát hành động của người khác.

- 3 mô hình mẫu cơ bản của học tập thông qua quan sát: 

+ Mô hình mẫu sống: là một thực thể sống mô tả hoặc thực hiện hành vi.

+ Mô hình mẫu hướng dẫn cân bằng lời nói: Là những mô tả và giải thích hành vi bằng ngôn ngữ.

+ Mô hình mang tính hình tượng:  Là một nhân vật có thật hoặc giả tưởng thực hiện hành vi trong phim ảnh, sách báo, chương trình truyền hình hoặc phương tiện truyện thông trực tuyến.

- Tuy nhiên không phải tất cả các hành vi được quan sát đều được học một cách hiệu quả. Các yếu tố liên quan đến mô hình và người học có thể đóng một vai trò quyết định việc học tập xã hội có thành công hay không. Lưu ý 4 điều kiện cần thiết để bắt chước thành công hành vi của người khác:

+ Chú ý: 

Học cần phải chú ý.

Mất tập trung gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học qua quan sát.

Nếu tình huống thú vị hoặc mới lạ, bạn sẽ dễ dàng tập trung hoàn toàn vào nó.

+ Ghi nhớ

Một phần thiết yếu của quá trình học tập.

Phần lớn quá trình học tập xã hội không diễn ra ngay lập tức -> Việc ghi nhớ vô cùng quan trọng.

+ Lặp lại

Khả năng thựchiện hành vi mà mô hình vừa thể hiện.

Nếu nhiều hành vi mà chúng ta muốn bắt chước, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được.

+ Động lực

Phải có động lực để bắt chước hành vi đã được làm mẫu.

Có thể ở bên ngoài hoặc bên trong.

Sự củng cố và trừng phạt đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo động lực.

- Động lực là một bộ phận quan trọng trong quá trình học tập một thao tác mới. Củng cố và trừng phạt đóng vai trò quan trọng trong động lực.

- Những củng cố tích cực: Sự củng cố trong quá khứ, sự củng cố được hứa trước; Sự củng cố ngầm có thể không kích thích chúng ta học nhưng kích thích chúng ta thể hiện những gì chúng ta đã được học. Tương tự với những động cơ tiêu cực đã cản việc bắt chước người khác, né tránh hành vi nhất định.

- Các trạng thái tinh thần (củng cố bên trong) giữ vai trò quan trọng đối với quá trình học tập, giúp xác định liệu hành vi nào đó có được học tập hay không.

Tâm lý học giáo dụcWhere stories live. Discover now