1. Tác giả: Jerome Seymour Bruner (1915-2016) là một nhà tâm lý học người Mỹ
Ông có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực tâm lý học nhận thức của con người và lý thuyết học tập trong tâm lý học giáo dục.
Thí nghiệm con lắc:
Ông đã quan sát một nhóm trẻ tiểu học trong phòng thí nghiệm, ông cho chúng tìm hiểu và chơi với những con lắc. (Tìm video về thì nghiệm này).
2. Cơ sở hình thành lý thuyết
Từ quan điểm của
+ Piaget, người đã giải thích tư duy của trẻ em phát triển và chín muồi như thế nào qua các giai đoạn nhờ sự tò mò bẩm sinh muốn khám phá môi trường sống.
+ Vygotsky, cũng cho rằng trẻ em tìm kiếm ý nghĩa thông qua trải nghiệm nhưng ông mở rộng ý nghĩa từ "trải nghiệm" để bao hàm cả những trải nghiệm mang tính văn hóa - xã hội. Trẻ em học tập chủ yếu thông qua sự tương tác với người khác.
Bruner đã nghiên cứu những cách thức mà nhu cầu và động cơ của con người ảnh hưởng tới nhận thức, và đi đến kết luận chúng ta nhìn thấy những gì chúng ta cần thấy.
Ông bắt đầu nghiên cứu những quá trình nhận thức ở trẻ em. Năm 1960, ông giới thiệu Lý thuyết học tập khám phá như một lý thuyết học tập chính thức.
Ông cho rằng tâm trí là một bộ máy xử lý. Chuyển trọng tâm trong nghiên cứu về phát triển nhận thức từ việc xây dựng ý nghĩa sang quá trình xử lý thông tin: đây là phương thức giúp chúng ta thu nhận và lưu trữ kiến thức.
Ông cho rằng việc học không thể diễn ra được nếu không có sự hỗ trợ: một số hình thức hướng dẫn là rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, nhưng để dạy ai đó, vấn đề không phải là kết quả đưa vào tâm trí của họ, nó phải là quá trình người học học cách tham gia vào quá trình đó; trong quá trình này, người dạy giữ vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và truyền cảm hứng.
Trong tác phẩm "Quá trình giáo dục" (1960), ông đã trình bày ý tưởng trẻ em nên chủ động tham gia vào quá trình giáo dục. Tác phẩm này trở thành cột mốc trong quá trình thay đổi chính sách giáo dục tại Hoa Kỳ, ở cả cấp độ chính quyền và cấp độ nhà trường.
3. Nội dung cơ bản của lý thuyết
4 đặc trưng của mô hình dạy học mang tính khám phá: Cấu trúc tối ưu của nhận thức (then chốt nhất); Cấu trúc chương trình học; Học tập khám phá; Bản chất của thưởng-phạt.
3.1. Cấu trúc tối ưu của nhận thức
3 đặc tính của một cấu trúc nhận thức:
- Tính tiết kiệm: là khả năng đơn giản hóa các thông tin khác nhau trong cùng một lĩnh vực bằng cách phân tích triệt để một sự vật phức tạp thành các phần tử nhỏ và đơn giản nhất, sau đó phối hợp các phần tử theo những cách khác nhau để được mô hình khác nhau.
Giúp người học nhận ra được cái chung trong cái riêng; sự vật này chỉ là một thành phần của sự vật khác; sự kiện này không giống sự kiện khác.
YOU ARE READING
Tâm lý học giáo dục
RandomĐây là nơi mình tổng hợp lại những kiến thức đã và đang được học với mục đích ôn tập và đồng thời cũng là để chia sẻ với mọi người cùng tham khảo thêm những kiến thức về tâm lý học, cụ thể là tâm lý học giáo dục.