Phần 8: Tốt nhất đừng hứa nhau trọn đời, như thế sẽ có thể buông tay

312 3 0
                                    

Ôn Tĩnh sắp xếp lại tạp chí do Đỗ Hiểu Phong gửi đến, cất vào kệ sách.

Giờ đây, giá sách của cô đã chất đầy tạp chí Hạ Lữ, trong đó có không ít quyển bị lặp lại, cùng với con số chia sẻ bài viết không ngừngtăng lên, đã ngày càng có nhiều người gửi email cho cô, thậm chí còn có người miễn phí gửi bưu kiện đến nhà, do đó hiện giờ Ôn Tĩnh chỉ cần tìm những kỳ còn thiếu, tính lại thì cũng thiếu hai ba quyển thôi.

Trong những quyển mà Đỗ Hiểu Phong tìm được, chỉ có kỳ tháng 1 của năm 2008 là có ghi lại việc của lúc xưa, đó là một bài viết liên quan đến thành thị và âm nhạc, dưới ngòi bút của Mạnh Phàm, nhạc chương du dương vang ra từ thành phố Chicago nổi tiếng với harmonica, từ từ lượn về phòng học của thời phổ thông.

Trong thời kỳ Trung Quốc còn chưa thể đảm đương chi phí đắt đỏ của nhạc cụ trào lưu piano và violin, harmonica chính là dòng nhạc từng thịnh hành một thời, tôi đã được học nửa năm khẩu cầm trong tiết âm nhạc thời phổ thông, lúc ấy có rất nhiều trường học đều mở những lớp bồi dưỡng văn nghệ như thế, và phần lớn sẽ chỉ học những bài đơn giản dễ tập.

Một học sinh bình thường như tôi đã bất ngờ trở thành người biểu diễn xuất sắc, tất cả chỉ vì tôi đã được học harmonica từ thời tiểu học. Có điều cái tôi chơi là Blues Harp, cũng tức là "10-Holes Harp" nổi tiếng của Chicago, còn loại mà nhà trường mua cho học sinh là Polyphony Harmonica, là loại thông thường được dùng nhiều trong nước.

Biết chơi Blues khiến tôi nhận được sự chú ý của giáo viên, trong trườnghợp tiết học kết thúc mà thời gian vẫn còn, cô sẽ gọi tôi đứng dậy thổi một bài, "Irish họa mi", "Thiếu nữ và thủy thủ", "Dying young". Tôi rất khẩn trương, cho đến bây giờ vẫn còn có thể cảm nhận được hơi lạnh khi nắm chặt nó trong tay.

Để ứng phó cơ hội bị điểm danh không thể đoán trước ấy, để không bị mất mặt trước bạn bè, trong học kỳ đó, mỗi ngày về đến nhà tôi đều luyện tập. Và tôi nổ lực như thế cũng còn vì một lý do không ai biết đến. Tôi phát hiện cô gái mà tôi thích hình như rất thích nghe, cô ấy ngồi trên ghế, đôi mắt híp lại, hơi ngước nhìn lên, rất im lặng, ngón tay khẽ gõ lên bàn những tiết tấu nhịp nhàng. Ánh nắng ban trưa rọi vào mặt cô ấy, thanh khiết xinh đẹp, tựa như một thần thoại.

Mặc dù chỉ là một phòng âm nhạc rộng hơn hai mươi mét vuông, nhưng đây chính là sân khấu thô sơ của tôi, và cô ấy, chính là vị thính giả duy nhất mà tôi muốn dùng hết tấm lòng này hiến dâng toàn bộ nốt nhạc.

Lúc ấy tôi đã len lén tập một bài hát, "Sealed with a kiss", dịch ra là "Niêm phong bởi nụ hôn". Tôi muốn chơi bài này cho cô ấy nghe, do đó đã rất bõ công rèn luyện. Tôi không nói cho cô ấy biết, đây là một món quà bí mật, dù rằng tất cả mọi người đều có thể nghe thấy, nhưng bài hát này chỉ thuộc về một mình cô ấy mà thôi.

Có lẽ là vì tôi đã quá nhập tâm, quá hy vọng có một buổi trình diễn hoànmỹ, nên luyện tập rất lâu vẫn cảm thấy chưa hài lòng, tôi cứ luôn nghĩ,hay là để tuần sau vậy, tuần sau nhất định sẽ hay hơn nữa. Nhưng, chính ngay lúc tôi cảm thấy mọi việc đã chuẩn bị ổn thỏa, bắt đầu trông chờ cô giáo gọi tên mình, thì cô không còn kêu đến tôi nữa, mãi cho đến khi môn học chấm dứt, cô cũng không trống ra được ba phút dành cho tôi.

Khi tiếng chuông báo hiệu hết tiết, cũng là tiết học âm nhạc cuối cùng vang lên, tôi biết cơ hội biểu diễn duy nhất của tôi đã kết thúc rồi. Hôm đó sau giờ về, tôi ngồi trong phòng học trống rỗng, một mình diễn tấu bài hát này, âm sắc rất chuẩn, du dương, êm dịu, nhưng cũng giống như tình yêu đầu tiên của tôi vậy, cuối cùng chỉ có thể mang toàn bộ nỗi nhớ, chôn sâu vào đáy lòng, niêm phong bởi nụ hôn...

It's gonna be a cold lonely summer
But I'll fill the emptiness
I'll send you all my dreams
Everyday in a letter sealed with a kiss.

Anh nghĩ đây sẽ là một mùa hè lạnh lẽo và cô đơn
Nhưng anh sẽ lắp đầy toàn bộ chỗ trống
Anh sẽ gửi vào thư toàn bộ giấc mộng của anh
Và niêm phong bằng nụ hôn.

Đối với bài hát mà Mạnh Phàm thổi, Ôn Tĩnh chỉ lờ mờ có ấn tượng.

Cũng giống như tấm hình cũ kỹ, cây đằng la bên ngoài che mất một nửa cánh cửa sổ phòng học âm nhạc, ánh sáng rọi vào trong bị phân cắt thành từng luồng, rọi vào chiếc dương cầm cũ, sau đó phản chiếu lại qua lớp sơn phía trên. Vị thiếu niên đó đứng khép nép bên đàn dương cầm, ánh sáng biến thành một góc độ rất đặc biệt, khiến cho chàng trai như bị tàn hình. Tay áo sơ mi trắng của cậu hơi giương lên, để lộ ra cổ tay thiếu niên. Harmonica lướt nhẹ qua bờ môi của cậu, mang theo những nốt nhạc ưu buồn từ từ vang khắp căn phòng, sau đó, mọi người đều yên lặng.

Và Mạnh Phàm đã thổi những gì, lúc đó mình đã làm gì, Ôn Tĩnh không còn nhớ nữa.

Ôn Tĩnh thật ra không phải rất tha thiết với môn âm nhạc, cô sẽ mua đĩa, nhưng chỉ là theo đuổi trào lưu cùng với Tô Tô, những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn, Johann Sebastian Bach, Chopin, Mozart, cô chẳng biết ai là ai.

Hơn nữa cô có hơi không giỏi hát, khẩu cầm cũng chơi không tốt, Đỗ Hiểu Phong cũng có trêu chọc cô, nói anh nghe không rõ rốt cục là "135″ hay là "246″, khiến cô vừa xấu hổ vừa tức tối, bởi thế mà đỗ tội cho cái khẩu cầm sản xuất ở Thượng Hải, sau nửa năm học ấy, cô liền vứt nó vào xó xỉnh nào đó mà khônghề do dự, giờ đây càng không biết là đã đi về đâu.

Tóm lại tiết âm nhạc không phải là môn học mà cô trông đợi, do đó không để lại ký ức tươi đẹp gì.

Mối tình đầu (The first love) - Cửu Dạ HồiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ