Xây dựng chương trình nghị sự

670 3 0
                                    

* K/n chương trình nghị sự: Một chương trình nghị sự bao gồm các hoạt động chính mà thiết lập nên một chương trình cụ thể được thiết kế để đạt được mục tiêu của sự kiện/cuộc họp.

* Các bước xây dựng chương trình nghị sự:

- B1: Chuẩn bị các mục tiêu. Ba đặc điểm để đạt được mục tiêu hiệu quả (Dr. Mager):

+ Thực hiện (performance): một mục tiêu cho thấy một người học mong đợi có thể làm được gì.

+ Các điều kiện (conditions): một mục tiêu thường miêu tả các điều kiện quan trọng – để người học có thể thực hiện được.

+ Các tiêu chí: một mục tiêu mô tả các tiêu chí của sự thực hiện có thể chấp nhận được bằng cách mô tả người học phải thực hiện tốt như thể nào để được coi là có thể chấp nhận được.

- Quyết định là các mục tiêu có thể đạt được tốt nhất thông qua một phiên họp chung hay các phiên họp nhóm nhỏ.

- Quyết định thời gian nào trong ngày tốt nhất để lên lịch trình cho sự kiện/cuộc họp.

- Quyết định phương pháp trình bày nào sẽ đạt được mục tiêu một cách tốt nhất.

- Quyết định các nguồn lực trình bày mà bạn cần (người dẫn chương trình, người dạy/huấn luyện viên, hay các trưởng nhóm).

- Lên lịch các phiên họp đối với các khoảng thời gian hiệu quả về mặt tâm - sinh lý nhất.

* Những gợi ý cho việc chuẩn bị chương trình nghị sự:

- Thiết kế một bảng hỏi hoặc tiến hành các cuộc phỏng vấn ngay tại chỗ những người tham gia tiềm năng để thu thập những ý kiến của họ.

- Đưa ra nhiều cách tiếp cận phiên họp khác nhau, từ các bài thuyết trình làm tăng tính hình ảnh cho tới việc giải quyết các vấn đề thực tế.

- Để các phần khó nhất và/hoặc các phần dạng thuyết trình từ 9h30 sáng đên 12 giờ trưa và/hoặc 2 đến 5h chiều và bắt đầu với kinh nghiệm thực tế.

- Đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau trong mỗi ngày của sự kiện/cuộc họp.

- Cung cấp cho những người nói các các tiếp cận giao tiếp gợi ý (mục 2).

- Gợi ý thành công: Đưa ra sự tác động qua lại càng ý nghĩa và thực tế càng tốt.

Đề cương QTHHNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ