MINH HÔNHẳn từ trước tới nay bạn đã được nghe rất nhiều lần về hai chữ "minh hôn"? Một trong những tiểu thuyết kinh dị tiêu biểu viết về chủ đề này phải kể đến "Cưới ma" của nhà văn Chu Đức Đông, tuy càng về sau nội dung càng hơi "đuối" nhưng không thể phủ nhận được rằng đây là một cuốn tiểu thuyết kinh dị rất đáng đọc. Còn về phim ảnh thì các bạn có thể tìm xem movie "Nhà số 81 kinh thành" do Lâm Tâm Như đóng chính. Hiện tại thì việc "minh hôn" đã không còn phổ biến, tuy thế đây vẫn luôn là một bí ẩn và mang tính thu hút. Hôm nay, An sẽ giới thiệu với các bạn tục kết hôn đầy ma mị này, đồng thời đặt viên gạch mở đầu cho series kinh dị kỳ bí "Những bí ẩn không lời giải đáp".
Minh hôn hay còn gọi là âm hôn, tức kết hôn cho người chết. Minh hôn không chỉ giới hạn ở việc người chết kết hôn với người chết, thậm chí là người chết cũng có thể kết hôn với người sống. Có rất nhiều thanh niên nam nữ sau khi đính hôn, vẫn chưa kịp cưới thì đã vong mạng, người lớn đều cho rằng nếu không giúp họ thành hôn thì quỷ hồn của họ sẽ tác quái. Vì thế nhất định phải tổ chức nghi thức minh hôn rồi chôn cả hai cùng một chỗ, chính thức trở thành vợ chồng, vả lại cũng tránh cho việc hai nhà có hai "cô phần" (tức phần mộ cô độc, lẻ loi) . Nhắc đến đây cũng phải đề cập rộng thêm một chút, trước kia người ta rất tin vào "phong thủy mộ phần", họ đều cho rằng nếu nhà nào có "cô phần" thì sẽ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của gia đình, thế nên thời ấy có rất nhiều "nhà phong thủy" vì muốn kiếm chác lợi ích nên đã gắng sức tuyên truyền kiểu minh hôn này. Khi một gia đình có con cái chết trẻ, họ thường đi tìm những gia đình có con cái cũng chết trẻ như con mình để "cưới" về xem như là một kiểu thành gia lập thất. Song thực ra trong xã hội cũ, ngoại trừ trường hợp hai người chết kết hôn với nhau thì việc người sống kết hôn với người chết cũng khá phổ biến, chỉ những người chết thuộc gia đình giàu có hoặc thế gia mới minh hôn kiểu này, thường thì họ sẽ bỏ ra một khoản tiền lớn để "mua" những cô con gái/ cậu con trai (còn sống) của các hộ gia đình nghèo về làm vợ/ chồng cho con trai/gái mình.
Còn trong trường hợp nam nữ sau khi đính hôn, nếu trước khi cưới mà người nam chết, người nữ muốn xuất giá thành thân thì khi bái đường, linh vị của "tân lang" sẽ do em trai hoặc em gái của tân lang cầm cùng cử hành hôn lễ với tân nương. Sau khi thành thân, tân nương phải làm trọn đạ làm vợ, thủ tiết và thay chồng thủ hiếu. Nếu cô gái ấy không muốn thủ tiết mà cưới một người khác thì tuy rằng cuộc hôn nhân đầu là "hữu danh vô thực" nhưng người khác vẫn sẽ xem đây là cuộc hôn nhân thứ hai của cô gái và mỗi năm cô gái vẫn phải cúng tế vong linh người "chồng trước" của mình.
Tục minh hôn này xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời Hán đã tồn tại rồi, song do bởi minh hôn tốn kém quá nhiều thứ, lại không có ý nghĩa nên từng bị cấm đoán. Trong sách "Chu lễ" có nói: "Cấm dời mộ và gả cho người chết", nhưng cũng chỉ là "cấm" thế thôi chứ không hề có biện pháp ngăn chặn cụ thể nào, thậm chí còn ngầm được phổ biến. Ví như đứa con mà Tào Tháo thương nhất là Tào Xung mới mười ba tuổi đã chết, Tào Tháo bèn "cưới" một cô gái họ Chân cũng đã qua đời cho con trai mình rồi hợp táng hai người với nhau. Minh hôn thịnh hành nhất vào thời Tống, theo như những gì ghi chép trong "Tạc mộng lục" thì phàm là trai gái chưa cưới mà chết thì phụ mẫu sẽ nhờ "quỷ mai" làm mai, sau đó coi quẻ rồi mới cho phép kết hôn, sau đó làm áo giấy cho quỷ hồn, cử hành lễ hợp hôn và cuối cùng là hợp táng.
BẠN ĐANG ĐỌC
Series Truyện Ma Hung Án Trung Quốc, Nhật Bản
EspiritualTruyện tâm linh và những câu chuyện ghê rợn có thật tại Trung Quốc và Nhật Bản