|Đặng Văn Lâm x Minamino Takumi|
Note: chỉ dựa trên phong trào Đông Du có thật trong lịch sử.
Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kì trở về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn, Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để và hơn hai mươi đồng chí khác họp tại Thăng Bình, Quảng Nam, lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. với mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam sang nước ngoài (cụ thể là Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà.
Đặng Văn Lâm là một trong những thanh niên Việt Nam ưu tú tham gia phong trào này. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, trong anh đã sớm nung nấu ý định tìm con đường cứu nước.
Nhật Bản trước đây cũng là một đất nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam, nhưng nhờ có cuộc Cách mạng Minh Trị mà giờ đã trở thành một đế quốc hùng mạnh.
- Lâm!
Nghe tiếng Ngọc Hải gọi, Văn Lâm giật mình:
- Gì thế Hải?
- Cậu ngồi thẫn thờ cái gì đấy? - Hải gõ nhẹ lên mặt bàn - Không lo nghe giảng mà nghĩ cái gì thế?
- Đâu có gì đâu! - Văn Lâm lắc đầu, tiếp tục chú tâm vào bài học.
Nhưng Ngọc Hải vẫn không buông tha. Cậu nghiêng đầu cười cười:
- Hay phải lòng em nào rồi?
- Làm gì có.
Văn Lâm tặc lưỡi chối biến, nhưng biểu cảm trên khuôn mặt anh đã nói lên hết điều đó.
Giữa trưa tháng năm nắng nóng oi bức, Văn Lâm đứng dưới gốc cây anh đào, chờ một người.
- Lâm-san!
Nghe tiếng gọi, Văn Lâm quay sang nhoẻn miệng cười:
- A Minamino, tớ ở đây!
Chuyện đầu đuôi là thế này. Sáng nay, do đi đường không để ý nên Văn Lâm vô tình va phải một người khác. Cậu ấy không những không tức giận mà còn rất vui vẻ trò chuyện, hẹn trưa nay gặp anh.
Hai người ngồi trò chuyện được một lúc thì Văn Lâm tạm biệt vì phải đi học theo lịch.
- Thôi tớ đi nhé!
- Ừ, đi cẩn thận.
Minamino gật đầu đáp lại lời của Văn Lâm. Cậu thiếu niên người Nhật này vốn là người yêu hòa bình. Khi Văn Lâm cùng những người tham gia phong trào Đông Di sang Nhật Bản học tập, cậu và những người bạn khác đã hết lòng giúp đỡ những con người xa xứ vượt qua khó khăn ban đầu.
Từ hai người xa lạ, Minamino và Văn Lâm lại vô tình hợp nhau đến kì lạ. Tuy có chút bất đồng về ngôn ngữ, nhưng suy nghĩ của của cả hai lại rất giống nhau, có thể nói là tâm đầu ý hợp. Nghe anh kể về Việt Nam và chí hướng của mình, cậu cũng mong cho Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi cảnh khốn khổ vì bọn thực dân Pháp để một ngày nào đó, cậu có thể đặt chân đến đất nước xinh đẹp trong lời kể của Lâm.
Những cuộc trò chuyện diễn trong chốc lát như thế vào ban trưa cứ diễn ra trong suốt thời gian Văn Lâm học tập tại Nhật. Và chẳng biết thế nào, giọng nói ấm áp của anh cứ thế in sâu vào tiềm thức của cậu. Mỗi khi đêm xuống, giọng nói trầm ấm ấy lại văng vẳng trong đầu cậu, cùng với nụ cười có chút đượm buồn, khiến Minamino thức hẳn mấy đêm liền.