CHƯƠNG 14: bí mật của cực hạn
Hiện giờ bút kí cùng bức tranh đang ở trước mặt tôi. Đây là lão lạt ma nhờ người khác chuyển lại.
Không nghi ngờ gì nữa, tôi hoàn toàn không hiểu thứ ngôn ngữ này nhưng biết được đó là tiếng Đức. Còn thi thể tiểu ca phát hiện năm ấy chính là Đức Nhân.
Cho dù tôi không hiểu văn tự đó nghĩa là gì, nhưng nhìn những hình vẽ cũng biết được đại khái nội dung bút kí. Trong bút kí phác họa rất nhiều hình vẽ, ở bức hình có chú thích câu tàng ngữ “chung cực của thế giới”, tôi nhìn thấy một cánh cửa Thanh Đồng rất lớn.
Cánh cửa được phác thảo bằng nét vẽ vô cùng tinh tế, chủ nhân của quyển sổ nhất định là một cao thủ hội họa. Tuy rằng nó không giống với cánh cửa ở núi Trường Bạch, nhưng tôi biết rằng nhất định là cùng một loại.
Cánh cửa khổng lồ ấy không chỉ có một cái? Chẳng lẽ trong lòng núi Himalaya, vẫn còn một cánh cửa Thanh Đồng khác sao?
Trong lòng tôi vô cùng kinh ngạc, nhìn lại câu “chung cực của thế giới” bên cạnh bức hình.
Chẳng lẽ cái bức hình này thể hiện chính là chung cực?
Tôi cẩn thận nghiền ngẫm những bức tranh ấy. Ba ngày sau, tôi mới ý thức được nó là cái gì. Tiếp theo, tôi sẽ dùng cách chi tiết nhất để mô tả lại, người thông minh có lẽ sẽ đoán được kia rốt cuộc là cái gì.
Trước hết, kích thước của bút kí này đại khái khoảng bằng bàn tay. Mặt trên cũng là tranh vẽ, đường nét rất tinh tế , tỉ mỉ. Rõ ràng, thời điểm chủ nhân cuốn sổ vẽ, không phải ghi lại theo cảm tính, mà là theo tiêu chuẩn nghệ thuật của bản thân, vì vậy bức tranh khá là được chăm chút.
Cuối cùng ở mặt trên, là thứ gì đó giống như mai rùa, không có tỉ lệ xích nên chẳng biết thứ này thực tế to bao nhiêu, nhưng nhìn vào những thứ bên cạnh, thì chắc hẳn phải rất khổng lồ. Trên “mai rùa” có vô số những vết rạn nhỏ, điểm làm tôi thấy đặc biệt giật mình là tất cả các vết rạn đều được vẽ tỉ mỉ, có thể nhìn ra hắn cực kì cẩn thận trong việc này, nhưng không phải để khoe khoang hay thể hiện kĩ năng hội họa.
Ngay bên cạnh “mai rùa” ấy, còn có 8 “mai rùa” nhỏ. Chúng không có quy luật sắp xếp nào, phối hợp cùng với “mai rùa” lớn thành đồ hình kì quái.
Mà bốn phía xung quanh đó, có rất nhiều thứ cùng loại đâm tua tủa, nhìn qua rất giống cáp điện tạo thành mạng nối tiếp nhau.
Đây là thế giới cực hạn?
Tôi cảm thấy rất kinh ngạc, bởi vì thứ này nhìn qua chỉ giống như những vết vô cùng xấu xí. Nếu không chỉ ra cho người khác hiểu được kết cấu, bào nó là thứ này khác, thì nó có thể bị coi là thứ đồ nhạt nhẽo.
Đây rốt cuộc là cái gì? Là cực hạn của thế giới?
Ngày thứ mười một.
Muộn Du Bình thực sự không biết mình đang ở nơi nào. Bốn phía đều là tuyết trắng mịt mùng. Nếu như vài ngày trước, núi tuyết nguy nga còn làm cho anh có một tia kính sợ. Thì hiện tại anh đã hoàn toàn tê liệt.
BẠN ĐANG ĐỌC
tàng hải hoa (phần 2 của đạo mộ)
AventureTàng hải hoa là phần 2 của đạo mộ bút kí, xảy ra 5 năm sau sự kiện ở đại kết cục. Tiền truyện về Trương Khởi Linh, lấy bối cảnh Tây Tạng. Đại khái kể về hành trình Ngô Tà đến Tây Tạng tìm hiểu về bí mật của tiểu ca và Trương gia.