Chương 3: Bẫy

88 5 6
                                    

Trở lại mấy phút trước,

Bắc Đường Thiên Bình từ phía bên phải tiến đến, lặng lẽ quan sát tổng thể bức họa điêu, đoạn âm thầm đánh giá. Họa điêu quả thực sống động, hai vị võ tướng được miêu tả chân thực, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đặc biệt đường nét điêu khắc hữu lực đồng đều, nghĩa là không có chi tiết nào được cố ý nhấn mạnh hoặc cố tình làm mờ đi trong tổng thể hài hòa. Vậy chốt mở ắt hẳn không nằm trên bức họa điêu này. Ánh mắt sắc bén dời sang vách đá liền kề bên cạnh bức họa điêu, Thiên Bình cẩn trọng quét từ trên xuống dưới một lượt, đồng thời chậm rãi đưa tay lướt nhẹ trên mạch đá đen bóng theo chiều từ tầm mắt xuống thắt lưng; thái độ cực kỳ cẩn trọng. Tuy nhiên, Bắc Đường vẫn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì khác lạ. Cảm giác từ năm đầu ngón tay truyền đến vẫn thủy chung nham nhám đều đặn của loại đá thô đã được xử lý khá hoàn hảo. Mạch đá ăn khít, phẳng lỳ, không hề có vết đứt gãy hay lồi lõm bất thường dù là nhỏ nhất - Bắc Đường nhíu mày. Y đã có đọc qua khá nhiều tài liệu về các loại bẫy ngầm cũng như chốt mở thông đạo như thế này: Xét theo thông lệ, cổ nhân khi phân bố cơ quan ngầm thường đặt công tắc điều khiển ở vị trí bên tả hoặc hữu liền kề thông đạo; tất nhiên loại công tắc cũng chỉ cũng chỉ có hai dạng đáng kể. Một là loại nổi, dùng thủ thuật đánh lừa thị giác mà ngụy trang; hiểu một cách đơn giản là bố trí nó lẫn vào giữa các đồ vật trang trí xung quanh để người ta khó có thể phát hiện được. Ví dụ kinh điển nhất cho loại công tắc này là giá cắm đèn, bình hoa, gờ đá nổi lên trên vách huyệt động xuất hiện nhan nhản trên mấy bộ phim võ hiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là một huyệt động trống rỗng, không có vật dụng trang trí, vách đá lại nhẵn nhụi như vậy thì công tắc tuyệt không thể ứng theo loại đầu tiên mà tìm thấy; vậy nên trường hợp này có lẽ cần phải đề cập đến loại thứ hai: loại chốt ngầm. Loại này công phu hơn nên tất nhiên cũng khó phát hiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên loại chốt mở này cũng có yếu điểm riêng của nó. Dù tay nghề thủ công có khéo léo đến đâu cũng khó có thể che dấu dấu tích khoét đá lắp đặt công tắc ngầm một cách toàn vẹn; nhất định phải lưu lại dấu vết gia công mờ nhạt trên bề mặt. Theo thời gian, những vết đứt gãy này sẽ lộ ra rõ ràng hơn, chỉ cần là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này là có thể dễ dàng phát hiện. Song, Bắc Đường qua một hồi xem xét cũng không phát hiện dấu vết lạ thường nào ở chỗ y, vậy có thể nào là phía đối diện? – Nghĩ đoạn y liền bước chân qua. Chính lúc này y đã dẫm phải mạch bẫy ngầm.

Trở lại với gian thạch thất hiện tại.

- Cố gắng bảo trì tư thế.

Diệp lão sư nuốt nước bọt, khó khăn cất lời khuyên nhủ Bắc Đường Thiên Bình, nói đoạn xắn tay áo cúi rạp người đồng thời dùng một chiếc cọ tỉ mẩn quét sạch lớp bụi phủ trên phiến đá nơi Bắc Đường giẫm phải. Sau mỗi nhát chổi, hình dạng của phiến đá mỗi lúc một hiện rõ đồng thời gần chục cặp mắt quanh đó cũng vì thế mà căng ra tiếp thu hình ảnh về phiến đá đã lún xuống non nửa dưới tác động của Thiên Bình. Thì ra đây không phải là một phiến đá mà là một miếng kim loại có hình vuông, kích thước xấp xỉ 30cm, được chạm trổ hoa văn nổi bật. Có thể thấy được hoa văn này được phỏng theo một loại hoa nào đó có nhiều cánh từ đời thực; cánh hoa xếp chồng lên nhau, dàn trải khắp bề rộng của miếng kim loại. Điểm mấu chốt ở đây là trung tâm hoa, tức nhị hoa còn khảm một viên hồng ngọc lớn.

[12cs] Đạo Mộ DuyênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ