Chương 90 - PN2: Dư Tiều

299 6 2
                                    

Lâm Anh Đào đứng trên bục giảng tự giới thiệu: “Em là Lâm Anh Đào!”

Cô đọc chữ ‘Đào’, là một thanh hai vô cùng nghiêm túc, cố gắng cất cao hết cỡ. (*Thanh 2 đọc như dấu sắc của tiếng Việt.)

Thái Phương Nguyên và Dư Tiều, Đỗ Thượng ở dưới ôm bụng cười sặc sụa.

Cô giáo dạy văn đứng bên cạnh sửa lại, cô ấy thiệt là lực bất tòng tâm, sửa đi sửa lại bao nhiêu lần rồi mà cô bé con này vẫn không nhớ được: “Anh Đào ~ Đào, chữ Anh phải nhấn giọng, Đào đọc nhẹ, nào em đọc lại một nữa đi, Anh Đào ~ Đào.

Lâm Anh Đào nhìn cô giáo, đôi mắt to tròn chớp mấy cái.

“Anh Đào, Đào!” Cô mở miệng đọc, vẫn là cố gắng nhấc cao thanh 2.

Lâm Anh Đào từ đầu tới cuối không quan tâm mấy bạn bên dưới cười trêu chọc mình, cô dùng cách đọc cô thích đọc tên của mình.

Vì vậy khi ba mẹ hỏi, sao này tên của Anh Đào gọi là ‘Lâm Kỳ Nhạc’ được không, ‘Lâm Anh Đào’ thì làm nhũ danh gọi ở nhà.

Lâm Anh Đào nắm hai tay giấu sau lưng, cô đứng cạnh cửa lưới, ba mẹ ngồi xổm xuống trước mặt cô, nhưng cô khẽ lùi về sau, đôi mắt to tròn chuyển qua chuyển lại trên gương mặt hai người.

Thợ điện Lâm ôm con gái bảy tuổi vào lòng, ông nghe cô nghẹn ngào hỏi: “Là vì con đọc không đúng…”

Mẹ Lâm cười nói: “Anh Đào bảy tuổi rồi, phải có đại danh!”

Bóng đêm phủ xuống công trường. Lâm Anh Đào mang dép lê, lẹp bẹp lẹp bẹp đi vào nhà vệ sinh chật hẹp của ký túc xá công trường, ngồi trong cái chậu màu đỏ tươi mẹ đã pha sẵn nước ấm. Mẹ múc nước giội cho cô, cô thích chí cười hắt hắt  không ngừng, mái tóc ẩm ướt dán vào khuôn mặt. Cô nói: “Mẹ, sao con phải có đại danh.”

Mẹ Lâm xắn cao tay áo, cố chịu đựng thắt lưng đau ê ẩm khi tháo cẩu trục ở công trường, ngồi xổm xuống. Điều kiện ở công trường khó khăn thiếu thốn, tắm cho con gái còn không dám đổ nước nóng nước lạnh vào chậu lớn, phải tắm qua một lượt bằng chậu nhỏ trước. “Đại danh,” bà đưa tay xoa đỉnh đầu đầy bọt xà phòng của con gái: “Chính là tên Anh Đào sẽ dùng ở bên ngoài sau này. Người thân nhất, người trong nhà, đương nhiên vẫn sẽ gọi bằng nhũ danh, vẫn gọi là Anh Đào!”

“Anh Đào.” Đây là cái tên mà người thân nhất, là người trong gia đình của mình mới có thể gọi.

Lâm Anh Đào không có nói với Tưởng Kiều Tây những lời mẹ đã giải thích, nhưng cô cảm thấy chắc hẳn Tưởng Kiều Tây đã biết. Tưởng Kiều Tây hoàn toàn khác biệt với tất cả những đứa trẻ cùng lứa tuổi ở công trường Quần Sơn. Cậu lúc nào cũng có vẻ chín chắn, chững chạc. Tưởng Kiều Tây không bao giờ nói lung tung, không bao giờ nói bừa đáp án, những câu trả lời cậu cứu cô lúc lên bảng luôn luôn đúng.

Tưởng Kiều Tây cũng gọi như vậy, như là một loại đặc quyền, ngầm hiểu lẫn nhau.

***

Nhưng không phải ai gọi cô là ‘Lâm Anh Đào’ cũng đều đối xử tốt với cô giống ba mẹ. Nhiều lúc, bọn họ còn làm cho người ta tức giận hơn cả những người gọi cô là ‘Lâm Kỳ Nhạc’.

Anh Đào Hổ Phách - Vân Trụ Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ