Tút tát lại bản thân, chỉnh đốn quần áo, giày dép tóc tai xong xuôi thì phải nhắc đến phần mua sắm.
Laptop có lẽ là một món đồ mà các bạn mong đợi để mua nhất sau khi thi THPT. Đối với một số bạn khác đó có thể là ipad, smartphone, hoặc đồ điện tử khác. Có bạn thì muốn mua xe đi học, v.v..
Tuy nhiên mình có một vài lời khuyên trước khi mua mà các bạn nên đọc qua: [lưu ý: những món đồ dưới đây mình giả sử là laptop]
1. Mua đồ vừa túi tiền, vừa tầm giá mình/gia đình có thể chi trả.
Có một lời khuyên khá hay mà mình đọc được như thế này. Trước khi mua đồ gì đó, hỏi bản thân xem, liệu có thể chi trả số tiền gấp 2 lần số tiền dùng để mua đồ hay không? Liệu bạn có thể chi trả cho 2 món đồ như vậy không? Nếu bạn làm được, thì tức là bạn sở hữu món đồ đó, bạn không sợ nó bị mất, hỏng, hay hư hại, và vì thế, nếu thật sự cần và mong muốn có nó, bạn có thể cân nhắc mua. Còn nếu bạn không thể, điều ấy có nghĩa là nếu đồ mất, hỏng hóc,... bạn sẽ lo lắng, sợ hãi vì nó, món đồ sẽ sở hữu lại bạn. Và có lẽ cố gắng mua một món đồ như vậy thì có vẻ không phải là một lựa chọn đúng đắn.
Có thể gia đình hoặc bạn - người mua món đồ, có đủ tiền để chi trả cho 1 món đồ đó, nhưng nếu bạn không có khả năng mua nó lần thứ hai, sự lo lắng, sợ hãi khi món đồ đó hỏng sẽ chiếm lấy bạn.
2. Cân nhắc đến ích lợi/lợi nhuận bạn làm ra được từ món đồ. Bạn có thể tạo ra lợi nhuận/lợi ích nhiều hơn số tiền mua nó hay không?
Giả sử bạn muốn mua một chiếc laptop xịn. Bạn chỉ dùng laptop để đi học đại học hay còn để làm gì khác nữa? Bạn có thể thu về lợi nhuận nhiều hơn số tiền bạn đã dành ra để mua nó hay không? Nếu giữa chừng mà laptop của bạn bị mất, trộm, hư hỏng,... mà không thể sửa chữa/số tiền sửa chữa rất lớn thì bạn sẽ làm thế nào?
3. Hỏi ý kiến của những người có hiểu biết về lĩnh vực liên quan.
Mình khuyên các bạn nên nghe theo ý kiến của người thân. Tất nhiên là những người phải đủ biết, am hiểu về món đồ, lĩnh vực này, chứ không phải những người chỉ nhắm mắt nói bừa, luôn luôn phê phán lựa chọn của bạn.
Nếu bạn không tìm được những người có hiểu biết ở ngoài đời, bạn có thể lên trên mạng. Tìm kiếm các trang Youtube/Instagram/Facebook về những nhóm/cá nhân/video chia sẻ về món đồ đó. Nếu mua máy tính/điện thoại, bạn có thể search các video review điện thoại của những cá nhân UY TÍN, lượt views cao và hỏi họ/mọi người ở dưới phần comment. Tương tự với IG/Facebook.
4. Hỏi bố mẹ/ người tri trả cho món đồ về tầm giá/budget (túi tiền) mà họ có thể chi trả được. Sau đó mới tìm hiểu về món đồ trong tầm giá đó.
Điều này thì mình vẫn khuyên các bạn nên làm.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp, budget của các bạn còn ít hơn số tiền của món đồ, đó là lúc các bạn nên nhìn lại lời khuyên số 1 của mình. Nếu chênh lệch quá lớn so với túi tiền thì mình nghĩ các bạn có thể tích tiền để lúc khác mua/mua món đồ khác rẻ hơn trong tầm giá có thể.
5. Không phải cái gì cũng tốt đẹp như vẻ bề ngoài.
Macbook cũng có rất nhiều lỗi mà không phải cứ macbook là tốt hơn windows (Có phần thì tốt hơn thật, có phần thì không đâu). Xe SH cũng có nhiều bất tiện chứ không phải cứ đắt là chất lượng.
Đôi khi, giá cả cao không tương xứng với chất lượng tốt. Giá cao là vì họ yêu cầu người mua trả phí cho cái thương hiệu mà món đồ được dán nhãn. Nếu thương hiệu có danh tiếng tốt, giá cả món đồ cũng sẽ tăng lên đáng kể.
6. Đối với món đồ không đắt tiền quá, nhưng vẫn ngoài tầm với của bạn thì sao?
- Đọc lời khuyên số 1 + 2
- Nếu sau khi đọc, bạn vẫn muốn mua? Bạn hãy nghĩ thử xem mình sẽ dùng nó vào vấn đề nào, trường hợp nào, dùng để làm gì? Nếu là mua online, bạn hãy thử để yên món đồ trong giỏ hàng/mục yêu thích khoảng 1-2 tuần, nếu bạn vẫn muốn mua, lúc đó hãy bỏ tiền ra mua nhé.
- Lưu ý thêm là bạn nên mua với SỐ LƯỢNG ÍT, cỡ nhỏ nhất có thể (nếu là đồ văn phòng phẩm) để tránh trường hợp mua về rồi chán, bỏ xó không dùng nha!!
7. Lập kế hoạch chi tiêu trước khi mua đồ. Ghi lại khoản tiền mình đã chi mỗi tháng để theo dõi, kịp thời "cứu vãn" ví tiền nhé.
- Kế hoạch chi tiêu có thể chia ra làm 4-5 phần: Ăn uống, sinh hoạt (tiền điện, nước, xăng dầu, tiền nhà; nếu bạn là sinh viên và phải ở trọ), tiền tiết kiệm mỗi tháng, cuối cùng là tiền mua sắm.
- Bạn có thể ghi bảng số tiền đã tiêu, tiêu vào cái gì, có cần thiết/có dùng nhiều hay không,...
______________
Chi tiêu tiết kiệm vì một tương lai tươi sáng nhaaaa!
BẠN ĐANG ĐỌC
Những điều tôi ước tôi đã biết trước kì thi THPT QG
RandomMình là học sinh khối D, 2k3. Quá trình mình ôn thi khá vất vả, có cái biết có cái không biết, mình cũng không đi học thêm nhiều nên không được các thầy cô chỉ dạy nhiều thứ nên còn thiếu sót.... Vậy nên mình viết để cho những bạn giống mình có thể...