Phần 19: Chuẩn bị cho đại học #2

50 2 0
                                    

Hành trang tốt nhất cho đại học là kiến thức và kĩ năng, kinh nghiệm. 

Thế nhưng nếu như bạn chưa có kĩ năng hoặc kinh nghiệm, hoặc cả 3 điều trên, thì điều bạn cần là một CỘNG ĐỒNG sẽ giúp đỡ bạn có được điều đó.

Và muốn tìm một cộng đồng thì còn nơi nào tốt hơn các mạng xã hội?

Phần này sẽ nói về cách các bạn có thể tìm kiếm tri thức sử dụng các mạng xã hội xung quanh bản thân mình một cách hiệu quả, lành mạnh.

1. Tiktok.

Mạng xã hội phổ biến nhất gần đây. Và có lẽ là nơi có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin, kiến thức hữu ích nhanh nhất. Tại sao lại nói vậy? Bởi lẽ các video trên tiktok có thời lượng khá ngắn, sẽ tốn ít thời gian để chỉnh sửa và tải lên. Vì thế những người muốn chia sẻ thông tin không bị cản bởi việc phải edit video chứa nhiều thông tin...

- Ưu điểm: Video ngắn, dễ xem dễ hiểu; có thể bổ sung các tips, tricks một cách nhanh chóng; nội dung kiến thức đa dạng về các chủ đề; dễ tìm kiếm thông tin (nếu biết các từ khoá),...

- Nhược điểm: Video ngắn -> kiến thức sẽ không cụ thể, bao quát -> không thích hợp cho việc học từ cơ bản lên nâng cao hơn; dễ bị mất tập trung vào thông tin cần tìm và sa đà,...

- Cách tìm kiếm thông tin trên tiktok hiệu quả

a- Sử dụng từ khoá/ cụm thông dụng (1-2 từ): 

Ví dụ: nếu bạn đang tìm học về excel/ powerpoint/... => Từ khoá minh hoạ: Powerpoint/Excel trick/tip;...

b- Sử dụng hashtag: #LearnOnTiktok là một hashtag khá thông dụng, tuy nhiên do quá nhiều video sử dụng nên hashtag này đã bị loãng. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm video thuộc chủ đề mình mong muốn, rồi click vào hashtag họ gắn ở video đó để xem được video khác với nội dung tương tự.

c- Tương tác (thích/ bình luận/ lưu/ copy link). Khi bạn tương tác với các video cùng chủ đề, thuật toán tiktok sẽ đưa bạn tới nhiều video có chủ đề tương tự. 

Lưu ý là bạn chỉ nên follow/đăng kí kênh tiktok có nhiều video chất lượng + nhớ phải lọc kênh đăng kí sau một khoảng thời gian nhất định để tránh loãng thông tin. Tiếp nhận thông tin RÁC không có lợi cho bạn.

- Gợi ý một số kênh tiktok hay mà mình đã subscribe: 

minh.lecong: kênh này nói về các kinh nghiệm đại học, xin việc,...

adam_theillustrator: kênh này có một số hướng dẫn đơn giản cho adobe illustrator user

elfblueeyes: cơ hội tình nguyện, làm việc ở các tổ chức phi chính phủ như UN Việt Nam,....

quang_anh_psycho: các video liên quan đến đại học + chủ đề về tâm lí học

design_tutorialss: thiết kế


2. Instagram.

Hiện nay thì ngoài facebook, instagram cũng là một nền tảng mạng xã hội đang được phát triển về mảng chia sẻ kiến thức. Có rất nhiều KOL (influencer - người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) đang nổi lên nhờ Instagram, vì thế nên cũng đồng nghĩa là nếu bạn CHỊU KHÓ TÌM KIẾM và TÌM ĐÚNG người thì lợi ích bạn thu được từ nền tảng này là khá lớn.

Nhiều tài khoản trên instagram chia sẻ các nội dung về học tiếng Anh, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là hầu hết những tài khoản này đều nhận quảng cáo từ các trung tâm/tổ chức, vì thế độ tin cậy chỉ nên vào khoảng 50%.

Một số tài khoản mình đã chọn để follow:

d.oceane_: chị này lúc trước học ở kiến trúc, giờ đã chuyển qua học ở RMIT, chị ý quảng cáo khoá học tiếng Anh ở PREP khá nhiều, tuy nhiên ngoài việc đó ra thì nội dung chị tạo ra đều khá ổn áp và chất lượng

101.how.to: tài khoản này chia sẻ về văn học + đôi khi có giveaway tài liệu văn cấp 3; chia sẻ đại học,...

somethingwithmia: chia sẻ về lối sống kỉ luật, cách kiến tạo thành công,...

miso9.2: tài khoản này của một chị đang học thạc sĩ giáo dục ở Hàn, chia sẻ kiến thức về tiếng hàn + thông tin về lớp học chị ý đang mở 

yobaemaya: tài khoản này là của một chị học ở bên Đức + Hungary; chị ý còn có youtube nữa và youtube của chị ý chia sẻ về nhiều thứ rất hay

cutieechinese: kiến thức tiếng Trung





Những điều tôi ước tôi đã biết trước kì thi THPT QGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ