Phần 12: Văn

93 3 0
                                    

Phân tích tác phẩm Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân (Kì 1 lớp 12)

Phần phân tích: Hình tượng Sông Đà (part 1)

---------------

(Đây là bài mình đã tham khảo nhiều tài liệu để tự tổng hợp và phân tích ra, nếu mang ra ngoài vui lòng ghi cre: Haley giúp mình. 

Mình đăng lên mục đích (như đã ghi phần giới thiệu ở ngoài) là hướng tới những bạn chưa có nhiều tài liệu để tham khảo. Bạn có thể kết hợp xem nhiều video phân tích để hiểu bài thêm nhé. 

Nếu có lỗi sai mong các bạn có thể để lại dưới phần bình luận và mình sẽ sửa lại nếu thấy phù hợp. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Mình chỉ ghi từ phần phân tích, lược bỏ 7749 nghìn chữ về tác giả, tác phẩm, xuất xứ và vị trí đoạn trích,...)

---------------

HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ

(LƯU Ý: Cách tác giả gọi tên đối tượng "Sông Đà" là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết đinh thành công trong diễn đạt

"Sông Đà":

+) Tác giả không gọi bằng danh từ chung; ngược lại chọn "Sông Đà" là danh từ riêng (viết hoa cả hai chữ) => Thúc đẩy sự sống, khiến con sông trở nên có linh hồn, ý thức

+) Cái tên xuất hiện xuyên suốt bài chứ không nhất thời => Thừa nhận sự tồn tại của 1 sinh thể núi rừng)


SÔNG ĐÀ:

- THÁC NƯỚC HUNG BẠO: 1. TIẾNG NƯỚC THÁC (KHI Ở XA) + 2. ĐÁ SÔNG ĐÀ (ĐẾN GẦN)

1. TIẾNG NƯỚC THÁC (KHI Ở XA)

- "Còn xa... thác dưới lên": Khoảng cách còn xa nhưng vẫn nghe thấy âm thanh

=> Âm thanh to, dữ dội đầy ám ảnh + Dòng thác mãnh liệt dữ dội từ trên cao đổ xuống


- "Tiếng... oán trách gì, rồi ... van xin... khiêu khích... gằn... chế nhạo"

+) Từ chỉ trạng thái, hoạt động của con người

+) "oán trách gì... van xin gì" 

         ->> Bộ mặt lịch thiệp, thái độ bề trên "oán trách"

         ->> "van xin": hạ mình -> dụ dỗ vào trận địa

+) "rồi lại như là khiêu khích... chế nhạo" ->> Trở mặt, đánh vào lòng tự trọng => Khiến thuyền phải đi vào trận địa

=> Con sông thay đổi nhiều giọng điệu => Tâm địa hiểm độc, khó nắm bắt

=> Nghệ thuật: Nhân hoá, miêu tả âm thanh -> Đem lại cảm nhận về tính cách => Con sông lắm mưu nhiều kế (~ con người) khiêu khích NLĐ


- Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo: "Thế rồi nó rống lên... cháy bùng bùng"

+) "những cánh rừng" ->> Vòng lửa càng lớn, lan rộng >< Sự sống thu hẹp, thoi thóp, cạn kiệt

+) Tưởng tượng giữa vòng lửa là ngàn con trâu mộng đang giành giật sự sống (Động từ mạnh: "rống" "lồng lộn"... "gầm thét") => Bản năng sinh tồn khiến đàn trâu vùng vẫy ->> Sự mạnh mẽ + đau đớn

=> Tiếng đàn trâu hội tụ sự rùng rợn, đau đớn và bất lực


Tiểu kết: 

=> Bút pháp NGÔNG: Lấy "lửa" tả "nước", lấy "rừng" tả "sông", lấy hình ảnh khắc hoạ âm thanh

=>> Truyền cảm giác mạnh (-> Sự tương giao thế lực, cảnh tượng động rừng thời tiền sử)

=>> Sự rùng rợn ở thượng nguồn


2. ĐÁ SÔNG ĐÀ (Đá bày thạch trận) (ĐẾN GẦN)

- "Trắng xoá... trời đá": nhiều vô kể, giăng vây thành thạch trận


- Nghệ thuật miêu tả cụ thể

+) Nét mặt

+) Hành động: "nhổm dậy vồ lấy thuyền"

=> Sức mạnh điêu khắc bằng ngôn từ

    =>> Truyền hồn sống

   =>> Khắc hoạ bầy thạch tinh


- Sông Đà: Tổng chỉ huy trưởng chiến trường

+) Đá "mai phục hết"

+) "giao việc" cụ thể

+) "Đám tảng đám hòn chia làm 3..."

+) Đá SĐ tham gia giao đấu

=> NT dựng dậy, thổi sự sống vào hòn đá vô tri khiến người đọc hình dung

=>> Chúng táo tợn, hung bạo như 1 lũ giặc


ĐOẠN KẾT NỘI DUNG NGHỆ THUẬT: (nên chia phần này làm 1 đoạn ngắn)

- Nghệ thuật:

    +) So sánh liên tưởng

    +) Tri thức, hiểu biết-> Miêu tả tính cách hung bao

    +) Ngôn ngữ độc đáo, sử dụng rất nhiều động từ mạnh

     => Thể hiện được tâm địa ranh ma, khôn khéo

- Nội dung: vẻ đẹp man dại, hùng vĩ của SĐ

---------------

Little notes: 

NLĐSĐ là tác phẩm mình tiếc nhất trong cả năm 12. 

Mình nghe các bạn học thêm, cô, thầy giáo nói bài này rất khó. Khi dạy cô cũng không phân tích kĩ mà chỉ đọc cho lớp viết bài phân tích, vì vậy nó khiến mình không hiểu được nét đẹp của tác phẩm này. 

Cho tới gần lúc thi mình mới tự đi tìm tài liệu và làm xương bài để phân tích, lúc đó mới nhận ra là NLĐSĐ hay thật sự, nhưng lại không có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm này, đó là điều mình tiếc nhất. 

Mong là bạn nào có suy nghĩ là NLĐSĐ khó thì có thể thay đổi suy nghĩ sau khi đọc phần phân tích này và đọc kĩ lại tác phẩm. Chúc các bạn có đạt được nhiều điểm cao khi phân tích NLĐSĐ nè~~

---------------

Part 2: SÔNG ĐÀ: CON SÔNG THƠ MỘNG TRỮ TÌNH  coming soon

Những điều tôi ước tôi đã biết trước kì thi THPT QGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ