P. I. Tchaikovsky: Hồ Thiên Nga

1.4K 130 18
                                    


"Hồ Thiên Nga" là một vở ballet kinh điển của nhà soạn nhạc người Nga P. I. Tchaikovsky. Nhạc sĩ đã nghĩ gì khi viết nhạc Hồ thiên nga? Có phải là về những truyện cổ tích Nga, nơi có những "cô gái đẹp như thiên nga" mà ông đã nghe thời thơ bé? Hay là nhớ lại những dòng thơ trong "Vua Saltan" của Pushkin, ở đó con thiên nga sau khi được công tước Gvidon cứu thoát đã "bay lên trên sóng vào bờ rồi lắc mình hóa thành một cô công chúa"? Cũng vào thời Tchaikovsky sáng tác vở Hồ Thiên nga, ở xứ Bavaria bấy giờ có vị vua Ludvig Đệ nhị nổi tiếng lãng mạn đã cho xây một tòa lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài Thiên Nga...

Các thế hệ biên đạo múa của nhiều nước đã, đang và sẽ còn suy ngẫm về Hồ Thiên nga, để tìm cách đạt đến sự bí mật và chiều sâu triết học của âm nhạc Tchaikovsky. Nhưng hình ảnh con thiên nga trắng do trí tưởng tượng của nhạc sĩ vĩ đại sinh ra sẽ mãi mãi là biểu tượng của nền ballet Nga, biểu tượng của sự trong sáng, vĩ đại, của sắc đẹp quyền quý của ballet Nga. Và không phải ngẫu nhiên mà chính các nữ diễn viên ballet Nga khi đóng vai nữ hoàng thiên nga Odetta đã còn lại trong ký ức của khán giả như những huyền thoại tuyệt đẹp – Anna Pavlova, Marina Semenova, Galina Ulanova, Maya Plisetskaya...

(phỏng theo nhaccodien)


Chung Ly đặt xấp giấy xuống, rơi vào trầm lặng. Ngọn đèn dầu trên bàn soi sáng những dòng chữ như cứa vào ngực anh: đó đều là thư từ chối biểu diễn từ các thính phòng lớn ở Mát-xcơ-va và Leningrad. Bên cạnh xấp thư là tập bản nhạc viết dở, chi chít những nốt nhạc và dấu ghi chú của anh, giờ đây bị ngắt quãng một cách vô vọng, nửa khuông giấy trống không.

Mùa đông năm nay thật lạnh, như bao nhiêu mùa đông trước anh đã trải qua. Cơn gió lạnh dữ dội của nó có thể khiến bất cứ bông hồng rực rỡ nào úa tàn và vị Chúa trong lòng mỗi người gục ngã.

Dù anh lao tâm khổ tứ vì tour diễn vừa qua thế nào, nó cũng chỉ đủ để khuấy động dư luận, không đủ để hâm nóng trở lại tình cảm của các khán phòng Liên Xô. Trở về tổ quốc còn có thể ư? Trong mối căng thẳng chính trị gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô, người dân của Chung Ly không hề chào đón anh trở về. Ngôi sao sáng chói một thời của giới vĩ cầm cổ điển giờ đây chỉ còn là một kẻ đơn độc và bị ghẻ lạnh, chập chờn như chực tắt.

Một cơn đau chợt cồn lên trong ngực Chung Ly, khiến anh phải bật ra vài tiếng ho khan. Dạo gần đây anh phải đối mặt với những cơn ho chẳng hề dễ chịu. Hơi thở mạnh của anh khiến ánh nến trong ngọn đèn dầu chao nghiêng. Ánh sáng của nó bỗng rọi lên tấm ảnh nhỏ lồng kính trên mặt bàn.

Hơi thở nặng nhọc của Chung Ly dần dịu lại khi ánh mắt anh rơi lên tấm ảnh. Vẫn bức ảnh cũ đó, với hai cha con người Trung Quốc, cô bé gái nhỏ xíu thắt tóc hai bên, người cha thì trẻ măng. Chỉ khác trước ở chỗ có một đường lằn trắng ghê rợn bò ngang góc ảnh, cắt qua cổ của người cha, như thể chủ nhân bức ảnh căm ghét anh ta đến nỗi phải gấp đầu anh ta ra phía sau nhiều lần. Chung Ly chẳng thèm liếc khuôn mặt trẻ đẹp của chính mình, mà chỉ dịu dàng nhìn đứa bé gái cài hoa trên tóc và đôi mắt sáng như sao.

[TartaLi] Bản giao hưởng Mát-xcơ-va.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ