N. R. Korsakov: "Cô dâu của Sa hoàng"

2.3K 166 34
                                    


"Cô dâu của Sa hoàng" là vở opera thứ mười của nhà soạn nhạc người Nga Nikolai Rimsky-Korsakov, sáng tác năm 1898, dựa trên vở kịch cùng tên của Lev Mey. 




Trong căn phòng họp sang trọng, không một ô cửa sổ, tường dày cộp và kín như bưng, nhiều cặp mắt đổ dồn vào chiếc máy ghi âm đặt ngay giữa mặt bàn gỗ gụ.

Cuốn băng trắng chầm chậm quay trong máy, và từ đó thanh âm rè rè bắt đầu tuôn ra.

"... Childe, ôi, Childe..."

Đó là giọng lả lướt, nỉ non của đàn bà.

"Childe, làm ơn, em sẽ nói cho anh tất cả những gì anh cần biết... Chỉ cần sau chuyện này chúng ta hãy trốn đi thật xa..."

"Anh không thể đi được, em à."

Lần này là giọng đàn ông - trong trẻo, quyến rũ, đốn tim bẩm sinh - từ người được gọi là "Childe".

"Đồng đội anh đang gặp nguy hiểm, anh không thể bỏ mặc họ được - trừ phi anh có được máy giải mã 'Eden' của CIA."

"Em sẽ nói, em hứa sẽ nói mà. Chúa ơi, em yêu anh nhiều đến nỗi sẵn sàng vì anh mà phản bội cả nước Mĩ..."

Trước cuộc hội thoại mặt đỏ tim đập này, không một ai trong phòng họp mặt mày biến sắc. Họ vẫn nhìn chằm chằm vào chiếc máy ghi âm bằng nét mặt nghiệt ngã, lạnh lùng.

"Anh cũng rất yêu em. Chỉ cần anh có được 'Eden', tất cả những chuyện kinh khủng này sẽ kết thúc. Anh sẽ gác mọi thứ lại để đi cùng em. Không gì sẽ còn cản bước chúng ta được nữa."

"Childe, em tin anh mà. Nghe em này, 'Eden' thực ra được thiết kế rất bình thường, kích thước bằng khoảng nửa cái cặp táp, màu nâu sẫm..."

Chiếc máy quay tiếp tục lạch cạch chạy, phun ra những thông tin có thể làm chấn động một nửa thế giới tình báo Chiến tranh Lạnh. Thư ký cuộc họp nhanh chóng ghi lại tất cả thông tin vào trong bản báo cáo mà chỉ vài tiếng đồng hồ sau sẽ được xếp gọn lên bàn Ban Lãnh đạo Tối cao.

"Em đã nói tất cả rồi, Childe ạ, giờ em đối với anh chẳng còn gì ngoài một tờ giấy trắng. Giờ đây em không còn gì, thậm chí cả lòng tự tôn..."

"Tội nghiệp em, cô bé..."

Đến đây, người chủ trì cuộc họp vươn tay tắt máy ghi âm.

"Như quý vị thấy đấy." Ông ta nói với mọi người trong phòng bằng giọng êm ái. "Nhờ vậy mà KGB chúng ta đã tóm được máy giải mã Eden của Hoa Kỳ."

"Thế còn cô gái kia?" Ai đó chợt lên tiếng. Ai đó có vóc người nhỏ thó và cái mũi khoằm - Pulcinella.

"Đã chết." Người nọ nói bằng giọng đều đều. "Đồng chí có muốn nghe thêm đoạn băng này để kiểm chứng điều đó?"

"Tôi cho là không cần thiết."

Thế là cuốn băng ghi âm vẫn nằm yên đó, câm lặng trước nguy cơ phải tiết lộ thêm những âm thanh rùng rợn. Không một ai ở đó mảy may xúc động hay thương xót cho số phận của cô gái trong băng ghi âm, cũng không một ai nghi ngờ về năng lực quyến rũ lớn đến nỗi có thể khiến con người ta phản bội tổ quốc để chạy theo mình của Tartaglia.

[TartaLi] Bản giao hưởng Mát-xcơ-va.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ