Korean Empire/ North Korea

89 9 6
                                    

× Tôi là con của một người quan chức bình thường, sống giản dị cách biệt với đô thành Pyongyang ở một tỉnh lị bình thường, có một gia đình bình thường, và cảm quan của tôi về thế giới cũng bình bình đạm đạm. Cha tôi là một người hiền lành, ông luôn hết mình vì triều đình, thật thà và dịu dàng với hai chị em tôi. Ông mềm mỏng hơn cả một người mẹ bình thường. Ông hay cười lắm. Cái nụ cười của ông thật sự rất tươi, như đóa hoa dâm bụt mà tôi thường hái và kết thành hoa mỗi khi đi dạo trên núi về và tặng cho đứa em gái nhỏ của tôi. Ông hầu như chẳng kể nhiều về quá khứ của mình, và nếu có kể, cũng luôn là những đoạn ký ức vui tươi. Ông ít trách mắng tôi, và em gái tôi là đứa quậy phá hơn cả trong nhà. Nó luôn bày ra những trò quậy phá, và tuy không cố ý, nhưng nhiều khi nó cũng làm ông buồn lòng. Tuy nhiên, ông không hề dạy nó bằng đòn roi hay những lời nói tổn thương đến ứa cả gan như bao bậc cha mẹ khác, ông luôn có những hành động và biện pháp khác khiến em tôi nể phục và ghi nhớ đến mãi sau, chẳng bao giờ còn phạm lỗi. Và lạ thay, cha tôi không chỉ hiền như đất, ông còn như có khả năng cảm hóa người khác. Ông ít nói chuyện với người xung quanh, nhưng khi đã khuyên nhủ cái gì đều có thể khiến người khác nể trọng. Lời ăn tiếng nói, ông cẩn thận, ai nói rì rầm, ông chỉ nhẹ nhàng rù rì khuyên. Từ mồm năm mồm mười còn mồm một mồm hai. Những câu ca dao tục ngữ, cha tôi làu làu thuộc. Ngày qua ngày, ông cũng khác xa với những người khác, ông chỉ lầm lụi đi làm rồi quay trở về cơm nước với con với cái, hay lo việc nhà. Cứ nhìn cái cách bố tôi sống lành mạnh, cặm cụi, chăm chỉ, có ai nghĩ rằng bố tôi đã bốn mươi đâu chứ?








× Và tôi vẫn tưởng, cuộc sống giữa ba bố con tôi sẽ ngày ngày trôi qua trong sự yên bình, êm ấm với mái nhà thắm đượm tình thương. Nhưng vào một ngày đông rét mướt, tôi tất bật chuẩn bị cơm chiều vì cha tôi về trễ hơn thường ngày. Em tôi đã cơm nước trước, còn tôi tuy bụng đói meo nhưng vẫn một mâm dọn sẵn, ngoan ngoãn ngồi chờ. Lạ thay, tôi chẳng thấy bố tôi về, suốt cả hôm ấy. Và tôi cứ tựa cửa ngóng trông như vậy cho đến tận tối, hàng xóm qua báo tin dữ cho tôi, tôi mới rõ. Cô nhẹ nhàng dúi vào tay tôi mấy cái bánh nếp con con, tôi gọi SK ra rồi chia phần cho nó. Vẻ mặt nó hớn hở khiến tâm trạng tôi vơi bớt đi phần nào. Nhưng ngay sau đó, cái tin của cô khiến tôi chết lặng. Quân Nhật từ bờ cõi bên kia sang lấn chiếm đất nước mình, ba tôi hôm nay phải đi ra trận tiền rồi. Ông phải bỏ việc bên đô thành, gươm giáo chỉnh tề, đi đánh giặc như bao người khác và không biết có ngày nào về. Cái bánh nếp tôi đang ăn bỗng chốc không còn ngon nữa. Tôi cúi gằm mặt xuống đất. Nước mắt cứng đầu không rơi, không rớt. Tôi vẫn nhẹ nhàng tiếp chuyện cô hàng xóm. Cô cũng thương tôi, nhưng biết thế nào được. Cô đành ở lại với tôi cả tối. Đến đêm hôm khuya khoắt rồi, cô mới rời khỏi bực cửa nhà tôi, lúc đó, tôi mới vào phòng riêng của mình, tức tưởi khóc.




- Tiên sư cha cái bọn xâm lăng ngoại quốc, sao mày xâm phạm đất nước tao để rồi cha tao cũng phải đi đánh giặc thế kia.






× Rồi đêm ấy, tôi không ngủ được. Tôi đạp tung chăn gối ra, bước ra ngoài ban công và hóng lấy cơn gió đêm lạnh lẽo. Lòng tôi rối như tơ vò, xôn xao mà đau thắt. Tôi chỉ nhớ mắt mình cứ ướt rồi lại khô, khóc chán khóc chê tôi lại vật vờ ngủ gục luôn trên sàn nhà. Sáng hôm sau tỉnh vì lạnh, tôi mới sực nhớ ra, mình đâu còn được đắp chăn cho, mình đâu còn được bế vào giường mỗi khi ngủ quên nữa. Giờ thì cha tôi đang ở cái chốn nào đó, không biết bao giờ thì về, tệ hơn nữa, có khi phải bỏ mạng. Ông đâu còn thanh niên, cũng sung sức gì đâu.....Bốn mươi rồi.....










---------------------------------------------------------


× Thấm thoắt cũng đã vài năm. Cuộc sống không có cha cũng khiến tôi dạn người hơn, tính tình cục súc hơn, nóng nảy hơn, chẳng còn như xưa. Em tôi giờ cũng dần lớn, tôi nhớ mỗi lần phải nói dối để trả lời câu hỏi của nó, rằng "cha đang ở đâu vậy chị?", thật sự lời nói dối khó mà rặn ra vô cùng. Vì cha đã từng dặn, nói dối là không phải phép, đôi khi, nói dối sẽ bị trời phạt.










× Như mọi hôm, phiên chợ sáng này tôi gánh hàng ra bán. Vừa ra đến cửa nhà, lá thư do chim bồ câu đưa tới nằm chễm chệ trước cửa nhà tôi, với tên người nhận là tôi, và tên người gửi là bố tôi. Tôi thấy trống ngực mình cứ đập liên hồi.





× Thật may mắn là tôi vẫn đang đi học, nên có biết đọc Hán tự.







× Tôi dở lá thư ra và đọc, rồi nội dung của nó khiến tôi nhộn nhạo, đau xót. Cuối cùng thì, như những gì tôi đã lờ mờ đoán ra trong cả tháng qua, cha tôi thật sự đã đi rồi! Ông đi khi đang đánh nhau với giặc. Lá thư kia, ông nỗ lực dùng cả sức mình mà viết. Nét chữ không đẹp, lại nguệch ngoạc, chứng tỏ với tôi điều ấy.






× Tôi đánh rớt lá thư, tưởng chừng như giời đất sụp cả rồi.














-----------------------------------------------------------


× Một phần ý tưởng cừu lấy từ trong đoạn trích Bà tôi (SGK Ngữ Văn 9 tập một), trích từ truyện Tuổi thơ im lặng của tác giả Duy Khán. Thật sự đột nhiên câu chuyện về người bà hiền như chiếc bóng ấy của tác giả làm ý tưởng của cừu bất chợt dâng lên, và câu chuyện này ra đời....

Countryhumans - Chuyện kể về những người cha, người mẹ.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ