Hí kịch trong chiến bào (1)

431 34 4
                                    

Năm Phổ Nghi thứ ba, Nhật đổ bộ vào đánh chiếm Trung Quốc.

Thời bấy giờ chiến tranh loạn lạc, nhân dân đói khổ. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tất cả đồn điền lương thực đều bị lính Nhật tàn bạo cướp mất. Ấy vậy mà có một loại hình nghệ thuật rất thịnh hành khi đó, có thể khiến chủ nhân sống dư dả thoải mái.

Đó là Hí Kịch.

Hí kịch được đông đảo mọi người yêu thích, kể cả người Nhật Bản. Họ yêu thích đến mức trên dọc các con phố thỉnh thoảng lại nghe thấy vài tiếng ngâm nga khúc hí. Người hát hí rất được coi trọng, nếu thành lập được một đoàn hát còn được mọi người kính trọng gọi một tiếng ông chủ. Hai người đứng trên đỉnh cao của loại hình nghệ thuật này chính là Cung Thượng Giác và Cung Viễn Chuỷ.

Cung Thượng Giác và Cung Viễn Chuỷ tuy cùng họ nhưng không phải anh em ruột. Cung Viễn Chuỷ là cô nhi từ nhỏ đã được Cung Thượng Giác mang về nuôi dưỡng, sau theo ca ca mình học hát hí đến bây giờ.

Một bữa cơm có thịt có cá chỉ đáng một đồng, vậy mà một vé xem hí kịch đáng giá ba đồng. Một vé hí kịch ba đồng, một bộ hí kịch có giá hai trăm đồng. Những người lắm tiền nhiều của thì không nói, những bần nông sau phong kiến phải dành dụm cả tháng mới có đủ tiền mua vé.

Rạp hát nửa tháng hát hí một lần, nhưng hôm nay có một vị khách đặc biệt. Quân phiệt Nhật.

Takara Kimura là đại tướng của một đội quân Nhật, hắn đề ra chính sách dã man nhằm giải quyết hết những kẻ chống đối Nhật Bản. Thảm án Nam Kinh đẫm máu cũng có một phần công lao của hắn đã đưa quân lính tới hỗ trợ.

Cung Thượng Giác và Cung Viễn Chuỷ hát khúc Tây Sương kí, giọng hí thánh thót vang cao, tựa chim yến anh chao liệng trong gió. Bàn tay mềm dẻo, cổ tay linh hoạt uốn lượn di chuyển theo từng khúc hí. Vở hí hát xong, mọi người hò reo khen ngợi, họ tung lên sân khấu những tờ tiền giấy đủ mọi mệnh giá, những công tử nhà giàu còn không ngần ngại vứt lên những chiếc nhẫn bằng vàng ròng sáng lấp lánh. Riêng chỉ có một người ngồi đầu hàng ghế từ đầu vẫn im lặng.

Takara Kimura

Hắn dõi ánh mắt sắc như dao lam của mình nhìn Cung Viễn Chuỷ từ khi em bắt đầu hí lên khúc đầu tiên. Đôi mắt hẹp dài khẽ nheo lại, Takara lấy trong túi áo khẩu súng lục ngắn giơ tay lên cao bóp cò.

Tiếng súng nổ làm kinh động tất cả mọi người trong rạp, họ hét lên "quân Nhật" rồi bỏ chạy bạt mạng ra ngoài. Bởi lẽ chỉ có quân Nhật mới sử dụng súng lục, bọn họ không có tiền để mua khẩu súng đắt như vậy.

Cung Thượng Giác và Cung Viễn Chuỷ cả kinh khi Takara đứng dậy tiến lên khán đài, đôi mắt Cung Viễn Chuỷ mở lớn khi hắn tiến đến trước mặt, đưa bàn tay to lớn chai sạn vì dùng súng lâu ngày vuốt nhẹ lên gương mặt em.

Takara Kimura tháo chiếc nhẫn trên tay mình ra, chiếc nhẫn bằng vàng lấp lánh đeo lên ngón tay em như một phần thưởng.

[Giác Chuỷ] Búp bê sứ và hoa lê tuyết Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ