Dân tộc Trung Hoa có lịch sử lâu đời, hầu như tất cả các hình thức văn học có thể nói đến Tiên Tần, thơ ca lại bắt đầu từ "Kinh Thi", bước vào thời đại phồn vinh phát triển, hơn nữa vẫn lưu hành rộng rãi trong các sĩ phu, có thể làm thơ hay không, có thể làm thơ xong trở thành văn nhân hay không phải xem trình độ mà bọn họ thể hiện.
Lúc Tề Đan Yên xem thơ vẫn đoán thử bài thơ nào là do Hạng Tuế Chiêm viết, lật rồi lại lật, lật tiếp lật tiếp. Thơ của mọi người đều là vế đối ngay ngắn, bằng trắc hợp thi luật, cho nên nàng đặc biệt tìm là những bài thơ không đúng vần trắc, các câu vè bình thường, nếu có bài miêu tả phong cảnh phía Bắc Trường thành nàng sẽ đặc biệt lưu ý.
Phó Nhã Trì thỉnh thoảng kêu một tiếng "Thúi như phân chó" hoặc là"Thơ hay thơ hay" , Kính Hiên vừa ăn hạt dưa vừa lật xem, bỗng nhiên bĩu môi nói: "Mẫu hậu thông cảm cho bọn họ, để cho bọn họ làm thơ, nhưng mà thơ lại quá vô vị. Kỳ thực ta thích nhất là xem tiểu thuyết kỳ quái hay là hí văn như Nữ Oa bị Khoa Phụ theo đuổi(1), hoặc Chu Du nhìn Tiểu Kiều chảy nước(2) còn hay hơn."
(1) Nguyên văn là "Khoa Phụ truy nhật", điển tích về 1 người người tên là Khoa Phụ, vì đuổi theo mặt trời nên rất khát nước, anh ấy uống cạn nước 2 sông Hoàng Hà, Vị Hà mà vẫn không hết khát bèn đến nơi khác để mà tìm nước, giữa đường bị chết khát. Về sau cụm từ "Khoa Phụ đuổi mặt trời" để ví với những người có quyết tâm lớn, hoặc hàm chỉ những người không biết liệu sức mình.
(2) Nguyên văn "Tiểu Kiều lưu thủy" là câu miêu tả về phong cảnh sông nước Giang Nam.
Lời luận: Sở dĩ nói đến những câu này, bạn hoàng đế đang muốn chơi chữ về những truyền thuyết, điển tích để người nghe hiểu ý mờ ám, đen tối của những cụm thành ngữ đó.
Phó Nhã Trì run rẩy hàng râu bạc, cũng có một loại linh cảm chảy máu mũi. Ông làm một văn nhân, là sư phụ của hoàng đế, phải làm gương và giải thích để chấn chỉnh cho đúng tam quan của tiểu hoàng đế, chỉ là vào lúc ấy lại thấy được một tác phẩm nói: "Hoàng thượng, thơ ca mới là báu vật của lão tổ tông, tuyệt tứ chỉ ngắn ngủn có hai mươi tám chữ, ý vị sâu xa. Hoàng thượng ngài nhìn bài thơ hay này ——
Trúc xanh, hiên mái soi hồ, Tương tư cách trở thành ô trùng trùng.
Bóng thu loang ánh sương rung, Tàn sen nghe tiếng lạnh lùng mưa rơi.
Do tác giả ở xứ sở yên tĩnh, tâm tư giống như cánh chim bay lượn trên bầu trời, bay qua tầng tầng trở ngại, biểu đạt nỗi tương tư. Muốn hoài niệm mà không thể, tác giả rất là rối rắm và cô đơn. Không nghĩ tới trong triều ta còn có người tài, có tình có nghĩa thế này, thật sự muốn biết là ai"
BẠN ĐANG ĐỌC
Nghịch Thần - Đào Đào Nhất Luân
HumorTác giả: Đào Đào Nhất Luân Thể loại: Cổ đại, Hài, HE. Số chương: 20 + 3 PN ** Nguồn: Cung Quảng Hằng Văn án Nghe nói, Tề thái hậu của Từ Ninh cung một khi nổi giận thì chỉ có Uy Viễn tướng quân mới trị được. "Ai ~ Tất cả các ngươi, ai ai cũng bắt...