KINH VÍ DỤ CON RẮN

281 2 0
                                    

KINH VÍ DỤ CON RẮN

Nghiên Cứu Phật Học - Phật Học Tổng Quát

Viết bởi Thích Minh Châu   

Anttha chấp thủ các dục không phải là chướng ngại và Đức Thế Tôn giải thích các dục là chướng ngại pháp với 10 ví dụ nêu rõ các dục là vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và các nguy hiểm nơi đây lại nhiều hơn.

Bất cứ sắc pháp nào, thọ pháp nào, tưởng pháp nào, hành pháp nào, thức pháp nào, quá khứ tương lai hiện tại, nội hay ngoại thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các pháp ấy là "cái này không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi"; cần phải như thật quán với trí tuệ.

Thế Tôn khuyên các Tỳ kheo chớ có tức tối sân hận nếu bị người chỉ trích; chớ có hoan hỷ thích thú nếu được người tán thán. Do vậy, nếu có người cung kính tôn trọng lễ bái cúng dường, các Tỳ kheo hãy suy nghĩ: "Đây là điều xưa kia ta đã từng biết rõ. Ở đây là những trách nhiệm ta phải làm.”

Kinh Ví Dụ Con Rắn (Kinh số 22, Trung Bộ) Thích Minh Châu

Đây là một bài Kinh hay, một bài Kinh đặc biệt, nói lên những nhận thức sâu sắc đối với những lời dạy của đức Phật, đối với các dục (Kàma), đối với mục tiêu thuyết pháp của đức Bổn Sư về những tai hại do những chấp thủ nói trên đưa đến.

Tiếp đến đức Phật trình bày 6 kiến xứ: chấp thủ 5 thủ uẩn là của ta, là ta, là tự ngã của ta; chấp thủ tự ngã và thế giới là thường còn, thường hằng sau khi chết. Chính sự chấp thủ 6 kiến xứ này đem lại sự tái sanh đời này sang đời khác, kể cả những sầu bi, lo âu, phiền não trong đời sống hiện tại. Tiếp tục, Kinh này đề cập đến thuyết Vô ngã giúp đoạn trừ 6 kiến xứ, chứng đạt quả A la hán, Niết bàn. Cuối cùng, đức Phật đề cập đến vấn đề ngoại đạo xuyên tạc rằng lời dạy Vô ngã của đức Phật là dạy hư vô chủ nghĩa; đức Phật nói lên thái độ của Ngài đối với vấn đề khen chê. Cuối cùng đức Phật khuyên các đệ tử hãy từ bỏ những gì không phải là của mình. Từ bỏ như vậy sẽ đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho chính mình. Hãy hành trì theo lời thuyết pháp của đức Phật. Vì chính nhờ nghe theo lời thuyết pháp mà các đệ tử có khả năng chứng được Thánh quả tùy pháp hành, tùy tín hành, được sanh Thiên.

Anttha chấp thủ các dục không phải là chướng ngại và Đức Thế Tôn giải thích các dục là chướng ngại pháp với 10 ví dụ nêu rõ các dục là vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và các nguy hiểm nơi đây lại nhiều hơn.

Tỳ kheo Anttha khởi lên ác tà kiến chủ trương rằng thọ dụng các pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp thực sự không chướng ngại gì. Sau khi khuyên bảo không có hiệu quả, các Tỳ kheo trình lên Thế Tôn và Thế Tôn cho gọi Anttha đến quở trách ác tà kiến của Anttha và chính thức xác nhận các dục là chướng ngại pháp cho người tu hành. Ngài dùng 10 ví dụ xác nhận các dục là chướng ngại pháp, vui ít khổ nhiều, các nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Thế Tôn dùng 10 ví dụ để chứng minh các dục là vui ít khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm nơi đây lại nhiều hơn. Các dục, đức Thế Tôn thuyết như khúc xương, như miếng thịt, như bó đuốc cỏ khô, như hố than hừng, như cơn mộng, như vật dụng cho mượn, như trái cây, như lò thịt, như gậy nhọn. Thế Tôn thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều não nhiều, và do vậy, sự nguy hiểm càng nhiều hơn. Tỳ kheo Anttha không những xuyên tạc Thế Tôn vì đã tự chấp thủ sai lạc còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức. Và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy. Thật sự, sự kiện này không xảy ra. Người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.

CÁC BẢN KINH VÀ LUẬNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ