ĐÔI ĐIỀU CƯƠNG YẾU VỀ KINH ĐỊA TẠNG

151 0 0
                                    

ĐÔI ĐIỀU CƯƠNG YẾU VỀ KINH ĐỊA TẠNG 

Thích Thông Huệ

Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là "U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát". Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Nhưng liệu chúng ta tin một cách thật thà như vậy có đúng không ? Đó là điều đáng nói.

Chúng ta nên biết, sự sử dụng từ ngữ trong kinh điển thật hết sức sát nghĩa và rõ ràng : "Bổn" là bổn tâm. "Tôn" là tôn quý, "Địa" là tâm địa, "Tạng" là Như Lai tàng. Như vậy, chỉ có bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tàng tâm địa; chỉ có bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham, sân, si của chính mình. Địa ngục chính là địa ngục tham, sân, si, vì chúng sanh khổ là do tham, sân, si mà khổ. Và khi có tham, sân, si đầy dẫy trong tâm, phiền não dấy khởi, thì cái gì mới phá được cửa địa ngục này ? ố Dĩ nhiên phải là Bổn tôn Địa Tạng của chính mình vậy. Quan trọng là mình phải nhận ra được Bổn tôn Địa Tạng ố nghĩa là tự tánh Như Lai tàng tâm địa, cái cực tôn cực quý, hoặc nói gọn như trong kinh Niết Bàn, nhận lại cái Phật tánh của mình, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham, sân, si, và cứu giúp chúng sanh muôn loài. 

Nếu đọc các kinh điển Đại thừa, chúng ta sẽ thấy trong kinh dùng rất nhiều ngụ ngôn ngụ ý, ám chỉ nghĩa lý sâu xa huyền diệu. Cho nên, khi chúng ta quá chấp nê vào chữ nghĩa, hiểu những hình ảnh lung linh được diễn tả trong đó một cách quá thật thà, thì chúng ta sẽ khó lãnh hội được ý kinh. Mà không lãnh hội được ý kinh thì không thể nào hiểu được bản ý của Đức Phật. Kinh Địa Tạng không phải là thật giáo ố nghĩa là chỉ thẳng, mà thuộc quyền giáo ố nghĩa là quyền biến phương tiện, tức phải tạm dùng cái sự tướng lung linh huyền diệu đó để hiển bày cái lý tánh tuyệt đối kia. Khi muốn trỏ một cái thật, nếu dùng lý lẽ diễn đạt một cách chi li, thì dễ làm phát sinh những khái niệm từ thức tâm phân biệt, sẽ khó đi thẳng vào chân lý cứu cánh. Chẳng hạn như kinh Pháp Hoa, các dụ về Cùng tử, về tháp Đa Bảo, về Như Lai thọ lượng... Muốn nói lên điều gì ? Rõ ràng, các hình ảnh ấy đều nhằm kích thích trực giác hết. Kinh Địa Tạng ở đây cũng vậy, mẫu Bồ tát Địa Tạng và cõi U minh được diễn tả cũng chỉ là dùng sự để hiển lý. 

Đức Phật thường được các hàng đệ tử xưng tán là "Như Lai biết nghĩa, biết pháp, biết trình độ, biết thời cơ và biết chúng hội". Sự thuyết pháp của Phật căn cứ vào ba yếu tố : thời, xứ và vị ố nghĩa là thời gian nói pháp, nơi chốn nói pháp và đối tượng nghe pháp. Vì vậy, Phật không nói pháp nào chỉ có ý nghĩa một chiều. Có khi Ngài nói pháp thấp cho hàng căn cơ kém; có lúc Ngài nói pháp vừa cho hàng trung căn; cũng có khi lại nói pháp cao, rốt ráo cho hàng căn cơ bậc thượng. Cho nên, nhiều khi trong kinh điển chúng ta thấy có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng kỳ thực, đó là do tùy duyên hóa độ. "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ", tất cả kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng, chúng ta phải nương ngón tay để thấy mặt trăng, nghĩa là phải nương vào văn tự trong kinh để khéo thầm hội được chân lý. 

CÁC BẢN KINH VÀ LUẬNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ