KINH GIẢI THÂM MẬT

179 0 0
                                    

Kinh Giải Thâm Mật

HT. Thích Trí Quang dịch giải 

---o0o---

Mục Lục

I. Phần Dẫn Nhập    (1)

(1)

(2)

(3)

II. Phần Dịch Giải

Phần II   (2)

A1. Mở Đầu (Phẩm 1)

B1. Nói Chỗ Nói

B2. Nói Người Nói

B3. Nói Người Nghe

A2. Chính Thuyết

B1. Nói Tâm Siêu Việt Như Thế Nào (Phẩm 2)

C1. Nói Tâm Ly Ngôn Và Bất Nhị

C2. Nói Tâm Siêu Việt Tầm Tư

C3. Nói Tâm Phi Nhất Dị

C4. Nói Tâm Phổ Biến Nhất Vị

B2. Nói Tâm Siêu Việt Ấy Là Thế Nào

C1. Nói Tâm Ấy Là Cảnh Sở Quán (Các Phẩm 3 Đến 5)

Phần III  (3)

C2. Nói Tâm Ấy Là Hạnh Năng Quán (Các Phẩm 6 Và 7)

C3. Nói Tâm Ấy Là Quả Sở Đắc (Phẩm 8)

III. Lời Nói Cuối

Ghi chú  (4)

Ghi Sau Khi Duyệt Giải Thâm Mật

Giải thâm mật và Nhiếp luận gần gần như nhau. Nhưng rõ ràng Giải thâm mật nói đặc biệt về bản thể siêu việt, về du dà chỉ quán, nhất là về 3 vô tánh và về Phật ẫ thì không đâu sánh bằng.

Mồng một tháng 5.2537.

Trí Quang

Phần Dẫn Nhập [^]

(1) Giải thâm mật là bộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736). Tháng 3 năm 51 tuổi, dương lịch 646, ngài Huyền tráng khởi dịch Du dà, năm sau dịch Giải thâm mật, tháng 3 năm sau nữa dịch xong Du dà. Giải thâm mật của ngài Huyền tráng dịch được gọi tắt là Đường dịch.

Trước đó, dương lịch 453 (hoặc 443), ngài Cầu na bạt đà la đã dịch 2 phẩm bảy và tám, đề Tương tục giải thoát liễu nghĩa kinh. Dương lịch 515, ngài Bồ đề lưu chi dịch trọn bộ, đề Thâm mật giải thoát kinh, bộ này được gọi là Ngụy dịch. Dương lịch 561, ngài Chân đế dịch phẩm một mà chia nhỏ làm 4 phẩm, lại sớ giải thành 4 cuốn (tìm chưa thấy, chỉ thấy Viên sớ trích dẫn). Các bản dịch trên đây đều nằm trong Chính 16/665-720, riêng Đường dịch còn có trong Chính 30/713-736 (luận Du dà).

Tài liệu để có ghi chú trên đây là Vạn 34/299; Chính 49/94, 45, 42; Phật học nghiên cứu, bài 10 và 18 (phụ lục 3); Thế giới đại sự biểu của Từ nguyên. Ghi chú trên đây cho thấy Ngụy dịch và Đường dịch đều hoàn chỉnh. Nhưng Đường dịch hoàn hảo hơn, bởi vì dịch chủ là ngài Huyền tráng, dịch kinh này là bộ kinh căn bản của Duy thức học mà, trong Phật giáo văn hệ Trung hoa, ngài là vị sơ tổ.

CÁC BẢN KINH VÀ LUẬNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ