Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Mục Lục:
Giới Thiệu Kinh Ðịa Tạng: Hiếu Kinh Của Phật Giáo
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Quyển Một
Phẩm Thứ Nhất: Thần Thông Trên Cung Trời Ðao Lợi
Phẩm Thứ Hai: Phân Thân Tập Hội
Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên
Phẩm Thứ Tư: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh
Quyển Hai
Phẩm Thứ Năm: Danh Hiệu Của Ðịa Ngục
Phẩm Thứ Sáu: Như Lai Tán Thán
Phẩm Thứ Bảy: Lợi Ích Cả Kẻ Còn Người Mất
Phẩm Thứ Tám: Các Vua Diêm La Khen Ngợi
Phẩm Thứ Chín: Xưng Danh Hiệu Chư Phật
Quyển Ba
Phẩm Thứ Mười: So Sánh Nhơn Duyên Công Ðức Của Sự Bố Thí
Phẩm Thứ Mười Một: Ðịa Thần Hộ Pháp
Phẩm Thứ Mười Hai: Thấy Nghe Ðược Lợi Ích
Phẩm Thứ Mười Ba: Dặn Dò Cứu Ðộ Nhơn Thiên
Hồi Hướng
Hiếu Kinh Của Phật Giáo
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tông chỉ của bộ Kinh Ðịa Tạng nằm trong tám chữ: "Hiếu đạo, Ðộ sanh, Bạt khổ, Báo ân." Tám chữ này muốn nói lên điều gì? Chính là nói lên đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rở. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: "Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên." Chữ Hiếu này rất quan trọng. Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo , thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy điều thứ nhất chính là Hiếu Ðạo.
BẠN ĐANG ĐỌC
CÁC BẢN KINH VÀ LUẬN
EspiritualKINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC, KINH BÁCH DỤ, KINH PHÁP CÚ, KINH BẠI VONG, KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG, KINH THIỆN SANH, KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG, BÁT NHÃ TÂM KINH, KINH ĐỊA TẠNG, KINH KIM CANG