PHÁP MÔN TU CHỨNG LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH

215 0 0
                                    

PHÁP MÔN TU CHỨNG

LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH

Thích Huệ Hưng Phỏng dịch

LỜI MỞ ĐẦU

Thật là huyền diệu 

Thật là cao tuyệt

Một pháp môn tu chứng hoàn toàn–giải thoát rốt ráo–Đức Phật đã dạy trong kinh Lăng Nghiêm. Không phân biệt căn cơ mau chậm, không phân biệt tuổi tác và hoàn cảnh, mọi người, mọi giới và mọi lúc đều có thể áp dụng hạ thủ công phu một cách liên tục.

Toàn bộ yếu chỉ của kinh đều cô đọng ở những trang trong tập này–đủ yếu tố làm kim chỉ nam cho hành giả trên đường tiến đến quả Giác.

Phương pháp tu tuy cao siêu nhưng giản dị, tuy đơn thuần nhưng uyên áo, quả thật là pháp báu vô giá. Xưa kia ngài Bát Lật Mật Đế xẻ thịt dấu kinh nơi thân, từ Ấn Độ đem đến truyền bá ở Trung Hoa, sau này Sa môn Huyền Diệu tại Đài Bắc soạn lại tóm tắt yếu chỉ khai ngộ và thật hành trong một tập nhỏ. Nay tôi phỏng dịch để tiện lợi cho những người có duyên tìm hiểu và tu chứng theo pháp Lăng Nghiêm Đại Định.

Ghi tại Tu Viện Huệ Quang, ngày mãn hạ.

Năm Kỷ Mùi 1979

THÍCH HUỆ HƯNG

PHẦN I

KHAI THỊ THEO TÔNG CHỈ KINH LĂNG NGHIÊM

Giáo lý của Phật trong 49 năm giảng dạy, tuy có phân ra: quyền thiệt đốn tiệm, không ngoài mục đích chỉ rõ chỗ dụng THỨC và không dụng THỨC. Vì mê mờ, chúng ta thường lầm chấp thân hoặc tâm từ đó–Niết Bàn đã ở ngoài tầm tay, lục đạo trở thành gia tộc của ta. Kinh Viên Giác đã nói: “Nhầm lẫn nhận năm uẩn, bốn đại, cho là thân mình, căn cứ vào sự phân biệt ngoại cảnh cho là tâm mình...” đó cũng vì dùng tâm thức hiện khởi.

Muốn tu theo pháp LĂNG NGHIỆM ĐẠI ĐỊNH chúng ta tuyệt đối không dùng đến TÂM THỨC. Vì dùng tâm thức phân biệt để tu đạt đến chơn tâm thường trụ là việc không thể có, hoài công như người nấu cát mong thành cơm.

Thức xuất hiện dưới nhiều hình thức, nên ta dễ nhầm lẫn nó là tâm hoặc định, thật ra không phải chơn tâm, cũng không phải định thể, trái lại còn làm chướng ngại thêm cho tánh định sẵn có của chơn tâm. Với sự trá hình lầm lẫn đó, hàng phàm phu, tiểu thừa, ngoại đạo, quyền giáo đều bối rối, lẩn quẩn, không nhận định đâu là chơn, đâu là vọng, như người lạc vào mê hồn trận, càng đi càng cách xa. Vì vậy, Kinh Lăng Nghiêm, Phật phải bảy lần phá bỏ vọng thức bị nhận lầm là tâm, và mười phen chỉ rõ cái tánh thấy biết của con người–không phải là cái thấy biết ở giác quan.

Với thiện tâm tu niệm cao độ, chúng ta cố gắng xã bỏ tâm thức tán loạn vọng động, để tạo cái tâm an định, tịch tĩnh, như vậy chúng ta vẫn còn vấp phải một lầm lẫn–tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa–buông cái này để bắt cái nọ vẫn kẹt vào tánh chấp thủ, không thể tiến xa hơn được để đạt một chơn tâm bổn định cho chúng ta. Y cứ vào kinh Lăng Nghiêm hầu đạt lời Phật, còn bị coi là một sai lầm, huống nữa một tâm thức tịch tĩnh an định không phá bỏ ư???

CÁC BẢN KINH VÀ LUẬNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ