Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

16.7K 21 22
                                    

a)    Khái niệm:

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành

+ Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.

+ Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên từng địa phương và từng ngành.

+ Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây phải được xác định là mục tiêu hàng đầu của quản lý hành chính.

+ Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp và đạt được những thành quả nhất định trong lĩnh vực hành chính nhà nước hoặc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật định; xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.....

b)    Phân loại: 3 loại

* Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động quản lí hành chính NN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính, bao gồm các quan hệ sau:

- (1) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính Nhà nước cấp dưới theo hệ thống ngành dọc.

Ví dụ: Giữa Chính phủ với uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

- (2) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

Ví dụ: Giữa Chính phủ với các Bộ

- (3) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn TW với cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực tiếp, nhằm thực hiện chức năng quản lý.

Ví dụ: Giữa Bộ công an với uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

- (4) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

Ví dụ: Giữa các Bộ Công An với Bộ Giáo Dục và Đào tạo

- (5) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc đóng tại địa phương đó.

Ví dụ: Giữa uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với Trường Đại học Luật Hà Nội

- (6) Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc.

Ví dụ: Giữa Bộ tư pháp với trường Đại học Luật Hà Nội

- (7) Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

- (8) Giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức xã hội.

Ví dụ: Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- (9) Giữa cơ quan hành chính nhà với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.

* Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cơ quan Nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn định về tổ chức và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Công tác nội bô: thành lập, xác nhập, gải thể, chia tách cqNN, bổ nhiệm chức vụ, chức danh...

- Công tác nhân sự: tổ chức thi tuyển, xếp ngạch công chức, luân chuyển, tuyển dụng, điều động, biệt phái, phân công công tác,..

Giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi công chức: lương, thưởng, BHYT, BHXH, nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, chế độ thai sản, khen thưởng, kỉ luật,....

*Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật qui định.

(những qhxh có số lượng ít, có tính chất riêng lẻ)

- NN  trao quyền trong 2 trường hợp:

+ không có cqnn hoặc người có thẩm quyền trng cqNN thực hiện hoạt động quản lí (người chỉ huy máy bay, tàu biển khi nó đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền tạm giữ người có hành vi gây cản trở chuyến đi,... sau đó giao cho người có thẩm quyền giải quyết)

+ Khi NN thấy việc trao quyền này là cần thiết, đưa lại hiệu quả cao hơn (tiết kiệm tiền của, thời gian thuận lợi cho các bên liên quan)

- Cá nhân được trao quyền gồm:

+ bất kì cá nhân nào khi ở trong hoàn cảnh được PL đã giả định trước

+ là người có thẩm quyền trong cqNN, đơn vị tổ chức (không phải thẩm quyền quản lí HC) khi ở trong những hoàn cảnh nhất định được NN trao quyền qlHC.

VD: THẩm phán, chánh án, GĐ cảng hàng không dân dụng,..... được trao quyền xử phạt HC.

- Tổ chức XH:

+ tổ chức tự quản: ban thanh tra nd, đội tự quản an-tt........

+ các tổ chức chính trị - xã hội: Công đoàn được trao quyền kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lđ.

-------

Mình chia sẻ lên wattpad để tiện cầm đọc mọi lúc mọi nơi. Vì trên wp không được coppy, nên nếu các bạn có nhu cầu thì để lại mail mình sẽ gửi file word cho các bạn nhé! Chậm nhất là 2 ngày, nếu đợi quá lâu hoặc không muốn đợi các bạn có thể trực tiếp call/sms/zl cho mình 0984476280 hoặc ib fb: fb.com/bicaols

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ