Pháp chế hành chính

2.3K 0 0
                                    

Pháp chế hành chính

1. Khái niệm

- Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị, xã hội. trong đó, tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa có nội dung là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, là phương thức thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Pháp chế XHCN là một khái niệm rộng bao gồm các mặt: là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN, là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng, là nguyên tắc xử xự của công dân và nó có liên hệ mật thiết với dân chủ XHCN.

- Bảo đảm pháp chế XHCN là tổng thể các biện pháp, phương tiện, tổ chức pháp lý do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Việc bảo đảm pháp chế có ý nghĩa to lớn đối với quản lý nhà nước nói chung, quản lý hành chính nhà nước nói riêng nếu:

+ Pháp chế được đảm bảo thông qua đường lối chính trị của Đảng cầm quyền.

+ Pháp chế được đảm bảo thông qua các biện pháp xã hội và đạo đức.

+ Pháp chế được đảm bảo thông qua chế độ kinh tế của xã hội.

+ Pháp chế được đảm bảo thông qua các yếu tố pháp lý như thể chế pháp lý, chế định pháp lý, công cụ pháp lý và các biện pháp pháp lý.

2. Các yêu cầu đối với việc đảm bảo pháp chế

- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải phù hợp với mục đích, nội dung và yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật. Nếu vi phạm sẽ dẫn đến hoạt động tuỳ tiện, không thống nhất, chủ quan duy ý chí của các chủ thể có thẩm quyền...

- Các cơ quan Nhà nước chỉ được hoạt động trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định, không được tiến hành các hoạt động vượt quá hay thu hẹp giới hạn thẩm quyền của mình.

- Khi thực hiện hoạt động quản lý nhà nước, cơ quan Nhà nước thường ban hành các văn bản quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước để quyết định những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó.

+ Các văn bản này phải có nội dung hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Chỉ hết hiệu lực khi bị thay thế, hủy bỏ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Nhà nước phải dựa trên các nguyên tắc sau

+ Nguyên tắc pháp luật hóa Các hoạt động được thực hiện bởi cơ quan chuyên hay không chuyên trách nhằm duy trì và bảo vệ trật tự pháp luật, như hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát...

+ Là cơ sở để chủ thể thực hiện quyền chủ động khi tham gia đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Nhà nước.

+ Là cơ sở buộc các đối tượng có hành vi xâm phạm pháp chế mà kỷ luật nhà nước không được cản trở hay trốn tránh trách nhiệm khi bị áp dụng các biện pháp trách nhiệm mà Nhà nước đã qui định.

- Nguyên tắc thường xuyên

+ Hoạt động quản lý luôn diễn ra liên tục, làm phát sinh các quan hệ pháp luật cụ thể và có thể xâm hại đến quyền và lợi ích của đối tượng quản lý do những hành vi trái pháp luật và vô kỷ luật của chủ thể quản lý.

+ Nếu không thường xuyên sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự phá vỡ trật tự quản lý.

- Nguyên tắc công khai mà hiệu quả, có như vậy mới thu hút được đông đảo các chủ thể tham gia, bảo vệ và kiểm soát việc thi hành pháp luật. Nếu không sẽ làm giảm hiệu quả của việc đảm bảo pháp luật được tôn trọng và kỷ luật được tăng cường.

- Nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước.

+ Đảm bảo nguyên tắc này mới tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành.

+ Có nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, trong việc duy trì trật tự pháp luật Nhà nước xây dựng và bảo vệ.

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ