Phương pháp quản lý nhà nước? (Khái niệm, đặc điểm và phân loại).

30K 27 22
                                    

1.                 Phương pháp quản lý nhà nước? (Khái niệm, đặc điểm và phân loại).

a)                Khái niệm:

Phương pháp quản lý là những phương thức, cách thức mà chủ thể quản lý áp dụng để tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được những mục đích đề ra.

b)                Đặc điểm:

-         (1) thể hiện chính mối quan hệ giữa chủ thế và khách thể quản lý, nhằm tác động lên khách thể quản lý.

-         (2) thể hiện ý chí đơn phương của nhà nước;

-         (3) được áp dụng trong giới hạn của hoạt động hành chính, có tính chất nhà nước chứ ko phải tính xã hội;

-         (4) thể hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau;

-         (5) nội dung: phản ánh thẩm quyền của các cơ quan hành chính hoặc người có chức vụ.

c)                 Phân loại:

Theo bản chất quyền uy,:

-         Phương pháp thuyết phục

-         Phương pháp cưỡng chế

Theo phương thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp:

-         Phương pháp hành chính

-         Phương pháp kinh tế

-         Phương pháp tác động mang tính xã hội

-         Phương pháp giáo dục

Theo phạm vi tác động:

-         Phương pháp hoạt động

-         Phương pháp tổ chức

-         Phương pháp hỗn hợp

Theo tính chất của nội dung:

-         Phương pháp chính trị xã hội

-         Phương pháp tổ chức – kĩ thuật

d)                Các phương pháp quản lý

d.1 Phương pháp thuyết phục.

Theo cách hiểu thông thường, thì thuyết phục là làm cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo.(Từ Điển TV)

Thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

-> Như vậy:

Thuyết phục là hoạt động do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) tiến hành, thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương nhằm tạo ra ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ