CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QLHCNN

2.2K 2 1
                                    

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước

- Thông qua hoạt động giám sát, cơ quan quyền lực sẽ phát hiện những yếu kém về mặt tổ chức, lệch lạc trong nhận thức, hành động, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích Nhà nước... để từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý thích đáng.

- Cơ quan quyền lực có điều kiện kiểm nghiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các qui định cũng như các biện pháp quản lý của mình. Để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả của quản lý.

a. Hoạt động giám sát của Quốc hội

- Điều 83 – Hiến pháp năm 1992 ngoài chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội còn “Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”.

- Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nghe báo cáo của Chính phủ, các Bộ, thông qua hoạt động giám sát thường xuyên của các tổ đại biểu hoặc các đại biểu đối với hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.

- Quyền giám sát của Quốc hội đối với quản lý hành chính Nhà nước có phạm vi rất lớn, thể hiện rõ tính quyền lực Nhà nước thành lập, bãi bỏ các cơ quan, các chức danh của bộ máy hành chính Nhà nước... và cả trong hoạt động cụ thể của bộ máy hành chính Nhà nước.

Ví dụ Điều 84 – Hiến pháp 1992 Chỉ có Quốc hội mới có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội.

b. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của uỷ ban nhân dân và các cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương. Hội ĐỒNG NHÂN DÂN giám sát bằng cách nghe báo cáo, đánh giá báo cáo của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân có quyền bãi miễn các chức danh của các cơ quan hành chính địa phương. Có quyền bãi bỏ quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước nhưng hoạt động của nó mang tính đặc thù của chính quyền địa phương chấp hành hiến pháp, pháp luât, pháp lệnh. Hội đồng nhân dân nằm dứơi sự kiểm tra hướng dẫn của pháp luật

2. Hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước .

Hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành chính và cán bộ có thẩm quyền mang tính quyền lực Nhà nước, tính quyền lực thể hiện ở chỗ

- Bên kiểm tra có quyền tiến hành hoạt động một cách đơn phương, chỉ tuân theo pháp luật, không cần sự đồng ý của bên kia.

- Bên kiểm tra có quyền yêu cầu đối tượng bị kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra, bên bị kiểm tra phải chấp hành theo các yêu cầu đó.

- Bên kiểm tra có quyền ra chỉ thị về phương hướng, thời hạn và biện pháp sửa sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm tra.

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ