1. Phân tích khái niệm quản lý?

13.4K 3 2
                                    

a)    Khái niệm:

Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo những quy luật, định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để cho hệ thống hay quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.

b)    Đặc điểm:

- Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. "Đúng ý chí của người quản lý" cũng đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi tại sao phải quản lý và quản lý để làm gì. Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người. Những cá nhân, tổ chức này phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý.

- Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy.

- Quản lý xuất hiện ở bất cứ nơi nào có hoạt động chung của con người.

- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người...

Đặc điểm của nguyên tắc quản lí HCNN

- Phản ánh tính giai cấp (phản ánh bản chất của NNCHXHCNVN), vì:

+ các nguyên tắc này được nhận thức thông qua nhận thức chủ quan của con người.

+ các nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo.

- Có tính pháp lí:

+ được quyết định trong hiến pháp: các nguyên tắc chính trị - xã hội được quy định trực tiếp trong hiến pháp, các nguyên tắc tổ chức - kĩ thuật không được quy định trực tiếp trong 1 điều, khoản của hiến pháp nhưng hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác đã thể hiện tinh thần của các nguyên tắc này -> tạo ra sự thống nhất trong quản lí hcnn.

+ được tôn trọng, được tuân theo trong mọi hoạt động quản lí hc.

- Có tính khách quan, khoa học.

các nguyên tắc tổ chức - kinh tế phản ánh rõ nét tính KQ, nhưng không phản ánh đậm chất tính g/c. Các nguyên tắc chính trị - xã hội thì ngược lại. -> Phải dung hòa tính g/c và tính KQ.

- Tính ổn định cao: Các nguyên tắc này được xây dựng trên thực tiễn KQ (không phải bất biến)

- Tính hệ thống:

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ