Khái niệm, đặc điểm, phân loại cơ quan hành chính nhà nước

29.8K 7 5
                                    

1.     Khái niệm, đặc điểm, phân loại cơ quan hành chính nhà nước.

a)                Khái niệm:

Cơ quan HCNN là:

+ bộ phận cấu thànhcủa bộ máy nhà nước,

+ trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;

+có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành - điều hành, thực hiện hoạt động hoặc chức năng quản lý nhà nước.

+ có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

b)                Đặc điểm:

Chung:

-                     (1)Là tổ chức trong xã hội,

-                     (2) Nhân danh nhà nước khi tham gia các quan hệ pháp luật, hay nói cách khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

-                     (3) Có tính độc lập về cơ cấu – tổ chức, cơ cấu và tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn...

-                     (4) Có đội ngũ nhân sự gồm cán bộ, công chức thông quan tuyển dụng, bổ nhiệm...,

Riêng:

-                     (1)Chức năng: quản lý hành chính nhà nước: chuyên thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, tức là hoạt động mang tính dưới luật, tiến hành đề thực thi luật.

-                     (2) Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ TW đến địa phương, có tính trực thuộc và tính thứ bậc chặt chẽ tạo thành một hệ thống với số lượng cơ quan lớn, biên chế khổng lồ.

-                     (3) Thẩm quyền: được quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành, lĩnh vực...

-                     (4) Các cơ quan hành chính nhà nước đều có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc,

-                     (5) Các cơ quan chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nước đều do các cơ quan dân cử tương ứng thành lập nên có trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

c)                 Phân loại:

Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập cơ quan:

-                     Các cơ quan hiến định là CP, bộ và cơ quan ngang bộ, UBND các cấp.

-                     Các cơ quan thành lập trên cơ sở luật và các văn bản dưới luật: tổng cục, cục, chi cục..

Theo phạm vi lãnh thổ:

-                     Cơ quan hành chính nhà nước ở TW: CP, bộ và cơ quan ngang bộ,

-                     Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND các  cấp; sở, phòng, ban...

Theo thẩm quyền:

-                     Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

-                     Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc:

-                     Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể.

-                     Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc một người.

...

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ