2. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

25.9K 16 9
                                    

a)    Khái niệm:

-         Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức tác động đến các quan hệ xã hội bằng pháp luật.

- Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là cách thức NN áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hc nn

-         Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh, vì:

+ Phương pháp mệnh lệnh xuất phát từ đặc điểm của qhxh là đối tượng điều chỉnh của luật hc (đó là: sự không bình đẳng giữa 1 bên là chủ thể quản lí hc nhà nước đại diện cho quyền lực nhà nước với đối tượng quản lí phải phục tùng QFNN)

+ trật tự quản lí HC (khách thể quản lí HC) phản ánh lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội mà không phải là lợi ích trực tiếp của cả 2 bên

b)   Biểu hiện:

- Trước hết, chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý. Cụ thể như:

+ Một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra sự thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền. (đặt ra quy tắc hành vi: ban hành văn bản adpl)

Ví dụ: quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới, thủ trưởng – nhân viên…

+ Một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó. (chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu, đề nghị của cá nhân, tổ chức)

Ví dụ: Công dân có quyền yêu cầu công an cấp huyện (với những giấy tờ nhất định) giải quyết cho di chuyển hộ khẩu. Công an cấp Huyện xem xét và có thể chấp nhận yêu cầu (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc không chấp nhận (nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ)

+ Cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì, phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoăc cùng phối hợp quyết định. (ra các mệnh lệnh quản lí cụ thể)

Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ GD & ĐT và các Bộ khác trong việc quyết định hình thức, quy mô đào tạo. Việc các Bộ khác quyết định hình thức, quy mô đào tạo phải được Bộ GD&ĐT cho phép hay phê chuẩn.

- Thứ hai, sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Các trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới hạn. (chủ thể quản lí có thể được áp dụng các biện pháp cưỡng chế NHÀ NƯỚC: việc áp dụng chế tài sẽ được pháp luật quy định chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục, đối tượng áp dụng cũng như các biện pháp cưỡng chế)

Ví dụ: việc áp giá đền bù giải tỏa đất.

- Thứ ba, sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ QLHCNN còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính. (Quyết định hc có tính bắt buộc thi hành)

+ Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể QLHC khác, dựa vào thẩm quyền của mình do pháp luật quy định, trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể. Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của các chủ thể trong QLHCNN.

Trong thực tiễn quản lý có nhiều trường hợp cơ quan hành chính ra quyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dưới, đơn vị cơ sở hay cá nhân. Cũng có nhiều trường hợp, trước khi ra quyết định các chủ thể QLHCNN tổ chức trao đổi, thảo luận về quyết định với sự tham gia của đại diện cơ quan cấp dưới, đơn vị cơ sở hoặc những người có liên quan. Ngay cả trong trường hợp này quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn có tính chất đơn phương vì yêu cầu của các cá nhân, tập thể, của cấp dưới hoặc ý kiến đóng góp trong các cuộc thảo luận không có tính chất quyết định mà chỉ là những ý kiến để các chủ thể QLHCNN xem xét, tham khảo trước khi ra quyết định.

+ Những quyết định hành chính đơn phương có tính chất bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan. Tính chất bắt buộc được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

c)     Nguyên tắc xây dựng phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính.

- Trong quan hệ QLHCNN luôn có sự không bình đẳng giữa các bên tham gia: một bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy.

- Bên nhân danh nhà nươc, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.

- Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan và được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước.

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ