nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương.

34.4K 13 34
                                    

1.                 Phân tích nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương.

- Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau.

Ví dụ: Cùng sản xuất một loại sản phẩm (thủy sản, nông lâm sản…) Cùng thực hiện một dịch vụ (Bưu chính viễn thông, GTVT…) hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục..)

- Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các đơn vị, tổ chức KT, VH, XH có cùng cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hoặc cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho các đơn vị, tổ chức phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Quản lí ngành là hoạt động quản lí do bộ thực hiện (Bộ không phải là chủ thể duy nhất và trực tiếp thực hiện quản lí ngành, bộ chỉ thống nhất quản lí ngành)

- Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực nhất định của QLHCNN như kế hoạch, tài chính, giá cả, KHCN, lao động...

Quản lý theo ngành được thực hiện dưới các hình thức, quy mô khác nhau: trên phạm vi toàn quốc, địa phương hay cùng một lãnh thổ.

- Để quản lý theo ngành đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra thực hiện. Các Bộ được thành lập để quản lý một ngành hoặc nhiều ngành có liên quan trên phạm vi toàn quốc. Theo chức năng, quyền hạn của mình các Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền ban hành văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất trong từng ngành.

- Quản lý theo địa phương là quản lý trên một phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. Việc thực hiện quản lý ở địa phương được thực hiện ở 3 cấp:

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (cấp tỉnh)

+ Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. (cấp huyện)

+ Xã , phường, thị trấn. (cấp xã)

Ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các ngành phát sinh trên địa bàn của địa phương đó.

- Trong quản lý hành chính Nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Sự kết hợp này mang tính cần thiết, khách quan, bởi vì:

+ Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành kinh tế – văn hoá – xã hội… đều nằm trên lãnh thổ một địa phương nhất định.

+ Ở một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về tự nhiên, văn hoá, xã hội…Cho nên, yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành trên địa bàn lãnh thổ cũng mang nét đặc thù riêng. Chính vì vậy, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương mới nắm bắt được tính đặc thù đó, từ đó có chính sách quản lý đúng.

Ví dụ: Chính sách quản lý ở vùng trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp sẽ khác với chính sách quản lý ở vùng phát triển về nghề biển (nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá).

+ Nếu tách rời quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương để dẫn đến tình trạng cục bộ, khép kín, bản vị.

- Sự phối hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương được thể hiện như sau:

+ Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch: Các Bộ và chính quyền địa phương có nhiệm trao đổi, phối hợp chặt chẽ để xây dựng, thực hiện kế hoạch, quy hoạch ngành.

+ Trong chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các Bộ và Chính quyền địa phương phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương nhằm phát huy khả năng của cơ sở vật chất-kỹ thuật ở địa phương.

+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi ở địa phương, như: điện, nước, đường giao thông vận tải…

+ Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

đề cương hành chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ