1. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính?
a. Khái niệm
Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí HC nhà nước được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính.
- Thứ nhất: Có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp, đơn phương của chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí HCNN
- Thứ hai: Nội dung của qhPLHC là các quyền và nghĩa vụ pháp lí HC của các bên tham gia quan hệ đó
- Thứ ba: Một bên tham gia QHPLHC phải được sử dụng quyền lực nhà nước. (chủ thể đặc biệt)
VD: chủ tịch UBND xã xử phạt hành chính công dân vi phạm.
- Thứ tư: trong 1 qhPLHC, quyền của bên này ứng vs nghĩa vụ của bên kí và ngược lại.
- Thứ năm: Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo Thủ Tục HC.
- Thứ sáu: Bên tham gia QHPLHC vi phạm yêu cầu của PLHC thì phải chịu TNPLí trước nhà nước.
b. Phân loại QHPLHC.
- Thứ nhất: Căn cứ vào tính chất MQH giữa các chủ thể, các QHPLHC có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:
+ QHPLHC nội bộ: Là loại QHPLHC phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.
+ QHPLHC liên hệ: là loại QHPLHC phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.
- Thứ hai: Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, các QHPLHC có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:
+ QH nội dung:
+ QH thủ tục:
- Thứ ba, Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ, các QH PLHC được phân loại thành các nhóm: KT, VH, TTATXH…
c. Chủ thể, khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
- Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, có năng lực chủ thể, có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của QHPLHC là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với QHPLHC mà họ tham gia.
Năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào QHPLHC với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
+ Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được PLHC quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong QLHCNN.
+ Năng lực chủ thể của CB, CC phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhát định trong BMNN và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó.
+ Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện tron tổng thể năng lưc pháp luật và năng lực hành vi hành chính.
Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà nước quy định.
Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu nhưng hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại.
Tùy thuộc vào tính chất và nội dung của các loại QHPLHC cụ thể mà nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính… khi tham gia vào các quan hệ đó.
+ Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
Là trật tự quản lý hành chính nhà nước. Trật tự này được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể và khi tham gia vào quan hệ này, đối tượng mà các chủ thể mong muốn hướng tới là những lợi ích về vật chất hoặc những lợi ích phi vật chất, nó đóng vai trò là yếu tố định hướng cho sự hình thành và vận động của một quan hệ pháp luật hành chính. ở đây có sự khác nhau về khách thể của quan hệ pháp luật hành chính công và tư.
- Cơ sở của sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ ba điều kiện:
· Quy phạm pháp luật hành chính;
· Năng lực chủ thể hành chính;
· Sự kiện pháp lý hành chính.
+ Quy phạm pháp luật hành chính: Là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính, bởi vì quan hệ pháp luật hành chính quy định:
Ø Điều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính;
Ø Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể;
Ø Các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm.
Như vậy, quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ, do đó nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý ...
+ Sự kiện pháp lý hành chính: là những sự kiện thực tế mà khi xảy ra làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính. Hay nói cách khác, sự kiện pháp lý hành chính là những sự kiện xảy ra trong thực tế phù hợp với những điều kiện mà quy phạm pháp luật hành chính dự liệu trước.
Sự kiện pháp lý có hai loại: sự kiện pháp lý ý chí và sự kiện pháp lý phi ý chí.
*Sự kiện pháp lý ý chí là những sự kiện xảy ra tùy thuộc vào ý chí của con người.
Ví dụ: cố ý chạy xe vượt tuyến, cố ý làm sai lệch hồ sơ...
* Sự kiện pháp lý phi ý chí (còn gọi là sự biến) là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người, nó mang yếu tố khách quan.
Ví dụ: lũ lụt, bão, cái chết tự nhiên của con người...