Phùng Diệu Hoa không can thiệp vào chuyện qua lại giữ Dương Tịch và Diệp Phiên Nhiên không phải vì bà đã nghĩ thông suốt mà chính vì lời khuyên nhủ của chồng – Dương Giang Nam đã đánh đòn cảnh tỉnh bà: "Phùng à, việc này, em hấp tấp nóng vội quá rồi. Chúng ta đều là người từng trải, có chàng thanh niên nào mà không đa tình? Em càng can thiệp gay gắt thì Tiểu Tịch phản kháng càng ghê, nó sẽ càng coi em như kẻ thù. Cá tính của con trai mình em còn không biết hay sao, thích mềm dẻo không thích cứng rắn. Để bảo vệ tình yêu của mình, nó sẽ bất chấp tình thân máu mủ."
"Nhưng em thực sự không thích cô gái đó, dáng người gầy gò nhỏ nhắn, tướng bạc mệnh, chẳng có sinh khí, tính cách thì không biết lấy lòng người khác, không coi trọng người lớn, còn tự cho mình là giỏi giang. Con trai anh chẳng biết bị nó cho ăn bùa mê thuốc lú gì mà dám nói với em rằng cả đời này ngoài con bé đó ra không lấy ai khác!"
"Đời còn dài mà, nó biết cái gì? Khuyết điểm lớn nhất của Tiểu Tịch chính là theo chủ nghĩa hoàn hảo, thuộc mẫu người gan dạ dũng mãnh, tràn đầy nhiệt huyết, phàm là chuyện gì muốn đạt được thì nhất định phải có được. Nhưng vì bản tính cương quá sẽ khó mà có lâu bền được." Thấy vợ lặng lẽ không nói gì, ông nói tiếp: "Bọn trẻ bây giờ yêu đương, hôm nay mặn nồng ngày mai lại chia tay, không lâu bền đâu, có thể chưa đợi đến ngày kết hôn, chúng đã chẳng còn bên nhau nữa rồi. Chúng ta tạm thời phớt lờ đi, nghe rồi để đó, dù sao thì mấy chuyện này, con trai chẳng chịu thiệt thòi."
Phùng Diệu Hoa đắn đo suy nghĩ cảm thấy lời của chồng không phải không có lý, bà cũng chẳng gặng hỏi chuyện tình cảm của cậu con trai nữa, một mắt nhắm một mắt mở.
Thái độ của bố mẹ thay đổi khiến cho tâm trạng Dương Tịch thoải mái hơn nhiều, cậu càng chu đáo hơn với Diệp Phiên Nhiên, hệt như đối đãi với viên ngọc quý mất đi vừa tìm lại.
Trái lại, Diệp Phiên Nhiên mang tâm sự chồng chất trong lòng, những khi ở bên Dương Tịch, cô không sao tìm lại cảm giác trước đây. Kỳ nghỉ đông kết thúc, học kỳ mới bắt đầu, hai người đang đứng trước ngưỡng chia ly, cô cũng chẳng còn luu luyến bịn rịn mà trái lại coi đó như một sự giải thoát.
Trở lại mái trường Đại học N, nơi đó chẳng hề có nụ cười chế nhạo, sự sỉ nhục, nỗi đau khổ. Các bạn nam sinh và nữ sinh đều rất thân thiện,giáo viên chủ nhiệm quý trọng cô. Cô là bí thư cán bộ chi đoàn của lớp, ba năm liên tục được bình chọn là sinh viên "ba tốt" của khoa. Nếu như không phải vì thành tích môn thể dục lẹt đẹt thì cô đã đoạt được danh hiệu sinh viên "ba tốt" của trường rồi. Cô còn là biên tập viên tờ báo của trườn, đồng thời là phó trưởng biên tập tòa soạn văn học Liễu Tơ.
Trong chuyện tình cảm, lòng tự tôn của Diệp Phiên Nhiên gặp trở ngại thì trong cuộc sống đại học cô nhận lại sự bồi đáp. Cô bắt đầu hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, mỗi buổi tối cô không còn cô đơn lặng lẽ một mình nằm trên giường chờ tin nhắn của Dương Tịch nữa.
Hằng năm nhân dịp ngày Vận động Ngũ Tứ[11], Đại học N tổ chức buổi lễ hỗi nghệ thuật quy mô lớn. Tiết mục của khoa Trung văn là vở kịch nói Lôi Vũ. Triệu Trúc Lâm, trưởng ban khoa nghệ thuật hội sinh viên đoàn trường, hơn Diệp Phiên Nhiên một khóa, ở cùng tầng với cô. Hàng ngày, trông thấy Diệp Phiên Nhiên ra ra vào vào, cô bắt đầu có thiện cảm với cô gái gương mặt kiều diễm cử chỉ nho nhã này. Một buổi tối, Triệu Trúc Lâm chủ động đến tìm Diệp Phiên Nhiên mời cô diễn vai Tứ Phượng trong vở kịch Lôi Vũ. Diệp Phiên Nhiên vốn định thoái thác thì Triệu Trúc Lâm nói cả thùng lời hay ý đẹp ca ngợi tán dương, câu nói cuối cùng của cô đã khiên Diệp Phiên Nhiên động lòng: "Tháng Bảy chị tốt nghiệp rồi, đây là lần cuối cùng chị chủ trì lễ hội Ngũ Tứ với tư cách là trưởng ban nghệ thuật. Chị rất mong vở kịch của chúng ta sẽ đoạt giải trong buổi biểu diễn. Cả khoa Trung văn này, xinh gái hơn em, có tài diễn xuất thiên bẩm hơn em thừa chứ chẳng thiếu, nhưng nói đến vẻ xinh xắn dịu dàng, thùy mị nết na thì không ai thích hợp hơn em cả! Em có thể nể mặt chị là đàn chị của em mà giúp chị được không?"
BẠN ĐANG ĐỌC
Cớ sao mãi yêu em
Novela JuvenilĐây không phải là tiểu thuyết hư cấu mà là quyển hồi kí về tuổi thanh xuân. Khi tuổi thanh xuân dần héo úa lụi tàn theo năm tháng, tôi đã dùng ngòi bút của mình từng chút gợi lại cuộc sống thời trung học, mái trường đại học, những năm tháng tươi...