Chương 9: LỐI CHỮ VIẾT

424 8 1
                                    

Nước Việt Nam ta, lối chữ viết từ đời Đinh, Lê trở về trước thì không trông thấy được nữa, còn lối chữ từ đời Lý đời Trần trở về sau, thì bắt chước chữ đời nhà Tống, ở trong sách An Nam kỷ lược (1) đã nói rõ.

Nay còn thấy tấm bia ở núi Dũng Thúy và bài minh khắc vào chuông chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, cùng là bài bia ở dinh cơ quan Tam sương là Châu công (2) ở làng Châu Khê, huyện Đường An; bút pháp rất cổ kính.

Còn như cái biển ba chữ "Đông hoa môn" thì chính là ngự bút vua nhà Lý, bút pháp hùng hồn, tự nhiên, khác hẳn người tầm thường, những nét phẩy, mác, sổ, móc đã phôi thai ra một lối chữ nước Nam ta.

Còn ba chữ "Đại hưng môn" thì là chữ hoành biển, chế ra từ đời Lê Hồng Đức, nét bút lẫn cả lối chân lối khái; chữ cổ đến đời ấy đã có một bước biến cải.

Khoảng năm Diên Thành (3) đời nhà Mạc, con gái Đà quốc công là Mạc thị, có dựng ra chùa Bối Am, mài đá khắc một bài minh, nét chữ đầu cong chân quẹo, hơi giống chữ viết bây giờ, nhưng bên tả vênh lên, bên hữu vẹo xuống đến có hơi khác, thực là quái lạ!

Dễ thường đời Lê sơ và đời nhà Mạc, lối chữ viết đại lược như thế cả. Gần đây, lối chữ trong Thuận, Quảng cũng gần giống như vậy, cũng là còn giữ lối chữ như xưa.

Từ đời Lê trung hưng trở về sau, những người đi học theo nghề khoa cử viết theo lối chữ khải đời cổ, lại ngoa ngắt thêm bớt, làm sai đi đến nửa phần, gọi là lối chữ nho. Còn những giấy tờ ở chốn cửa công thì dùng riêng một lối chữ "nam", lúc đầu là phòng dân gian làm giả mạo, mới theo hoa văn mà đặt ra một lối chữ việc quan khiến làm rõ đẹp lối chữ nước Nam ta (4). Ai học theo lối chữ ấy, thì sáu năm một lần, thi trúng tuyển được sung vào làm chân


thư tả ở trong các nha môn. Song những cách giả dối là bởi những kẻ nho lại làm ra, càng ngày càng tệ, các quan trên không thể cấm được. Bốn lối chữ chân, thảo, triện, lệ, lâu nay


không ai truyền dạy. Cũng có người tập lối chữ ấy, nhưng chỉ là tự ý học phỏng chừng, dối trá quệch quạc, trông chẳng khác gì anh thợ vẽ bôi bác vụng về, không ai buồn nhìn.

Trong khoảng năm Cảnh Hưng, chúa Trịnh Thịnh vương (Trịnh Sâm) (5) lại thích lối chữ Trung Hoa, kẻ học giả đua theo, mới hơi thay đổi lối chữ Nam đi để cầu hợp mắt người bấy giờ, có khi viết một chữ mà nét chấm là lối chữ triện, móc là lối chữ lệ, phẩy mác là lối chữ chân, nếu gặp phải chữ rậm nét, thì lại đá thảo để viết cho thông hoạt, gọi là lối chữ viết câu đối.

Lối chữ thảo thì bắt chước vũ kiếm (6) mà quằn quèo, thô tháp, không có vẻ thanh tao, gọi là lối chữ đề thơ. Lại còn lối chữ viết chân phương, chân hành, lão thảo, nộn thảo, đại triện,


tiểu triện, cổ lệ, cổ lựu, tiểu kỷ, tiểu khải, đều tùy ý mô phỏng mà viết, để khoe khoang nổi tiếng ở đời. Kẻ hậu tiến đều coi đó là sư pháp, thường bảo nhau rằng đây là lối chữ chính tôn phái Dao tiên sinh (7), kia cũng là lối chữ bắt chước Dao tiên sinh, ngông nghênh tự đắc, trên không coi đời cổ vào đâu, giá có hỏi đến tự thế (8) của các nhà cổ kim, thì tuyệt nhiên chẳng biết một tý gì.

VŨ TRUNG TÙY BÚT Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ