Chương 54: KHÁCH ĐỂ CỦA

102 2 0
                                    

Nước ta có nhiều chỗ Hoa kiều (1) đào hầm để của. Ta thường đọc sách Thuyết kiềm khoảng năm Hoằng Nguyên, Vĩnh Lịch (2), quân Trung Hoa kéo sang nước ta, các quan thú lịnh phương nam thường vơ vét được nhiều của mà không mang về được. Ý chừng họ để của từ bấy giờ.

Làng ta, ở gò Đống Thổ, vẫn truyền là chỗ khách để của. Kẻ nông phu đi đêm làm ruộng ngoài đồng, thường thấy từng đàn gà vàng, vịt vàng ra ăn, liền chạy lại đuổi, thì đàn gà vịt ấy chạy vụt đến gò Đống Thổ, biến mất. Ngôi nhà trung đường ta phía trước có một cái ao nhỏ, nước đen, mùi tanh. Gặp khi đại hạn (3), giếng ở đâu cũng cạn hết, duy cái ao ấy không cạn, gặp khi trở trời mưa nắng, thì nước ao thường sôi lên, có những tiền đồng xanh nổi ra, lớn như bàn tay. Nuôi cá thì sắt lại không béo được, trồng sen thì lại tốt.

Ngõ nam làng ta cũng có một cái ao, truyền là nơi để của.

Khoảng năm Cảnh Hưng, có một người đàn bà đến ở trọ, xuống ao vớt bèo, thấy tiền ở trong nước phun ra liền đem thùng xúc đầy đem về, rồi gọi người nhà ra xem thì không thấy gì nữa. Người đàn bà ấy nhân thế làm nên giàu, rồi đem cả nhà đi nơi khác. Nhưng được vài năm lại nghèo sút như xưa.

Lại còn một người đàn bà nữa đi chợ sớm, qua gò Đống Thổ, thấy có nhà cửa chững chạc, đèn lửa sáng trưng, trong có một người đàn bà đương ngồi dệt cửi. Thế thì truyền rằng chỗ ấy là nơi để của, cũng không sai.
_______

(1) Theo bản gốc.

(2) Hoàng Nguyên, Vĩnh Lịch là niên hiệu của Thanh Thế Tố, thế kỷ XVII.

(3) Bản dịch ghi là hạn hán.

VŨ TRUNG TÙY BÚT Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ