(SGK)
Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo?
Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu:Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ
Tre làng dăm đảo biếc trong sương.
của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu:
Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,
Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang.
...của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ.
Câu:Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya.
của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc.
Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm được hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu:Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.(trích)
----------------------------------------------------------
Hương sắc trong vườn văn
CHƯƠNG 1: Óc thẩm mỹ
*
Quan niệm đó, ngay ở một cá nhân, cũng biến đi, tùy trình độ học thức và sự từng trải.
Một thi sĩ có lần nói với tôi: "Hồi còn học năm thứ nhì ban Cao tiểu ở Nam Định, tôi cho văn mà như Lê Văn Trương thì là quán tuyệt cổ kim. Cuối năm đó, nhất môn Việt ngữ, tôi được thưởng cuốn Vang bóng một thời, ráng đọc cho hết, chứ không thích cái giọng văn lôi thôi và nhạt nhẽo của tác giả. Nhưng chỉ một năm sau, tôi đã bắt đầu hơi chán Lê Văn Trương mà ham Khái Hưng, Nhất Linh hơn. Bây giờ thì tôi muốn đọc lại Nguyễn Tuân và Tô Hoài".
Hai mươi năm trước, một anh bạn, cũng thi sĩ, thấy tôi đọc lại lịch sử tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, chê tôi là "cổ lỗ". "Lan Khai hay hơn nhiều chứ!" Ba năm sau, anh ấy thẳng thắn thú: "Tôi đã xét lầm".
Ai mà chẳng vậy? Chín, mười tuổi, ta mê Chinh Đông, Chinh Tây; lớn lên ít tuổi thì chỉ ca tụng Lê Văn Trương hoặc Phú Đức, Hồ Biểu Chánh; tới tuổi dậy thì thì mải miết đọc Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa; và chỉ khi nào đã trải đời một chút, mới hiểu được cái thâm thúy của những sách mà tư tưởng cao siêu và nghệ thuật tế nhị.
Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo?
Một thanh niên không ra khỏi Nam Việt, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu:
![](https://img.wattpad.com/cover/129436287-288-k595297.jpg)
BẠN ĐANG ĐỌC
Ngữ Văn (Phần 1 - 6, 7)
AcakTớ thích đọc, nhưng sách lại quá nhiều, chẳng bằng bắt đầu từ cái thân thuộc nhất - SGK. Các ngữ liệu SGK Ngữ văn từ lớp 6 ( xuất bản 2002 -2017), tớ đều cố gắng up bản full của ngữ liệu, nên đừng quá thắc mắc nếu thấy khá lạ nhé. Số lượng khá nhiều...