Couple: Mỹ Xô
----------------------
19/7/1991Một cánh đồng, Đông Âu, trời trong xanh, mây trắng dập dìu. Lão Hoa Kỳ không còn nhìn thấy hình ảnh của Liên Xô đâu nữa. Lão từng nghĩ sẽ luôn nhìn thấy Liên Xô ở cánh đồng này, cùng những bông hoa hướng dương ngu ngốc của gã. Những hôm nay thì không, một ngày hạ và Liên Xô không còn ở đây với những đoá hướng dương của mình. Lần cuối Hoa Kỳ nhìn thấy gã và những đoá hướng dương, gần đây thôi, một ngày hạ ở St.Petersburg. Một điều kỳ lạ, hay gì đó, lão không biết. Lão trầm mặc, nhiều lúc, lão Hoa Kỳ biết rõ thứ lão đang tìm kiếm ở đâu. Ngay trên giường Soviet, chiếc giường trắng trong một toà nhà đầy tang thương.
Liên Xô bị bệnh, gã đang yếu dần, lão biết điều đó. Hợp chủng quốc quan tâm đến điều đó, dường như lão để ý đến bệnh tình của Liên Xô rất nhiều. Về mọi mặt, những vấn đề của Soviet, dù có lợi hay có hại, đều có thể nâng lão lên và dìm lão xuống. Lão mang trên vai trọng trách nặng nề về việc sẽ chiến thắng Liên Xô. Nhưng đôi khi Hoa Kỳ chỉ muốn ngồi uống trà và nhìn thẳng vào đôi mắt của Soviet. Đôi mắt ánh màu nâu của gỗ, đen tuyền và trong vắt, nó làm lão cảm thấy gì đó trong tim mình. Nếu có một ngày, lão được gặp lại Soviet, liệu ngày đó lão có cảm thấy đau lòng? Như nỗi đau này, kéo dài bám vào trái tim của lão.
Ngày đứng cạnh giường bệnh của gã, đôi mắt Soviet vấn đục, ánh lên vẻ mệt mỏi, ưu phiền. Nhìn về lão Hoa Kỳ, Liên Xô chỉ mỉm cười nhàng nhạ, còn lão thì im lặng, không nói gì. Hợp chủng quốc muốn nắm lấy bàn tay của Soviet, nắm lấy hơi thở yếu ớt và sự sống dần vụt mất khỏi thế gian này. Một ngày trời có mây, mịt mù. Lão Hoa Kỳ cảm nhận những rung động trong tim, tiếc nuối với ánh nhìn của Soviet. Một ngày u ám trong lòng lão, ngày mọi chuyện dường như trên bờ vực đổ vỡ. Ngày cuối cùng của mùa hạ, 30/9/1991. Liên Xô đang thoi thóp.
Liệu Hoa Kỳ có mơ thấy Liên Xô và những đoá hướng dương của gã không? Lão Hoa Kỳ có thể gặp lại Soviet trong tiềm thức, trong những giấc mơ xa vời của cái ngày mà mùa hạ dần lụi tàn trong lão. Ngày Liên bang Xô Viết đón mùa hạ cuối cùng trong đời, liệu đêm đó lão Hoa Kỳ có thể tiếp tục giấc mơ về những ngày bình yên? Với Liên Xô, với mùa hạ, với những đoá hướng dương không bao giờ tàn.
Lão Hoa Kỳ nghĩ rằng mình trót rơi vào tình yêu. Với những mối quan hệ rắc rối, với những câu nói thoi thóp, với lời tâm sự kể lể của Liên Xô. Đàn bướm lượn lờ quanh cửa sổ phòng bệnh, nhiều lúc Hoa Kỳ đã hoảng sợ. Trong một khắc, lão đã nghĩ chúng sẽ cướp Soviet đi, đem Soviet về với đất mẹ. Những lo âu khi Hoa Kỳ ở bên Liên Xô trong phòng bệnh, nó kéo đến, dồn dập, nhiều lúc khiến lão không thể thở. Lần đầu tiên trong đời, lão níu kéo một thứ gì đấy nhiều đến vậy. Lão muốn ở bên sinh mạng thoi thóp yếu đuối này, dù ngày mai có là ngày mà bướm đêm mang Soviet của lão đi mất.
Nhiều quá, có thể dẫn đến ám ảnh, đối với Hoa Kỳ thì điều này có lẽ là sự thật. Trong ký ức của Hợp chủng quốc, mọi thứ về Soviet lẫn những ngày tháng 6, những đoá hương dương, đều còn in sâu, khắc sâu vào tâm trí lão. Tới những bức ảnh trắng đen cũ kĩ của những ngày đã qua, lão luôn lưu trữ nó như một biểu tượng của sự đau lòng và nuối tiếc trong mình. Từ nơi đó, cánh đồng ở Đông Âu, nơi có dây xích đu mà lần đầu tiên Soviet gọi lão bằng từ "Đồng chí". Lão biết chắc rằng đó chỉ là bí mật của riêng Hoa Kỳ và Liên Xô. Lão tôn thờ nơi đó, như phép nhiệm màu của thế giới, đối với lão, đó là nơi duy nhất Hợp Chủng quốc và Boshevik được quyền tha thứ cho nhau.
Và khó để phủ nhận, những bình yên hiếm hoi của lão Hoa Kỳ chính là được ở bên Xô Viết vào những ngày hạ. Dù cho có căng thẳng, chỉ cần nhìn vào đôi mắt trong veo, lấp lánh như bầu trời tháng 6, lão sẽ được an ủi, sẽ được vỗ về trong sự dịu dàng của một đoá hướng dương thơm ngát. Nhưng rồi Hoa Kỳ sẽ phủ nhận cái cảm xúc ấy, cho công việc, cho quốc gia, cho thế giới. Khi nhận ra Liên Xô đã đến đường cùng, Hoa Kỳ mới cảm thấy sót ruột. Lúc lão nhận ra Liên Xô sẽ mang những bình yên hiếm có của lão đi. Khi đàn bướm đêm hạ cánh và mang linh hồn của Soviet rời khỏi chốn này. Lão Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với vui sướng khi được đưa lên cao hơn, đau buồn và tiếc nuối với những ngày hạ có Soviet đã dần xa. Nhiều khi lão đã muốn quên hết, quên hết đi. Nhưng lão lại nhớ, nhớ thật nhiều. Về Soviet, về mùa hạ của gã, về đàn bướm đêm và những đoá hướng dương. Sau cùng, ký ức đọng lại trong đầu lão, là một buổi sớm mai, Hoa Kỳ thức dậy ở một thế giới không còn Soviet Union.
1/10/1991, hạ tàn rồi, Soviet. Hạ tàn rồi, trên những đoá hướng dương héo úa trong phòng bệnh. Ngày cứ trôi qua, cứ kéo đến, cho tới khi mùa hạ qua đi mãi, mùa hạ cuối cùng của Liên bang Xô Viết. Nắng vẫn vậy, nắng ở St. Petersburg vẫn ươm vàng ngoài cửa sổ. Mà những đàn bướm đêm cứ ở đấy, chờ ngày lão biến mất, như pháo hoa tàn giữa một đêm mùa hạ. Cùng những bức thư tay đã úa vàng mà Hoa Kỳ để lại trên bàn gỗ, Liên Xô im lặng và đoá hướng dương cũng vậy. Gã biết, có lẽ ngày gã rời xa thế gian này đã tới rồi. Soviet vừa bỏ qua mùa hạ cuối cùng của đời gã.
26/12/1991, ngày cứ trôi qua, mùa đông tới thay cho mùa hạ đầy nắng. Mùa đông, đàn bướm đêm và cái chết của Liên Xô. Gió rít khi Hoa Kỳ lặng nhìn đàn bướm đêm tha những cánh hướng dương cuối cùng. Vậy là Soviet đã biến mất khỏi thế gian này, không một lời từ biệt. Hoa Kỳ đã không buồn, lão tan nát từ bên trong. Hợp chủng quốc đã nuôi một nỗi ám ảnh da diết với mùa hạ năm ấy, mùa hạ cuối cùng của Liên bang Xô Viết. Hạ chí năm 1991, hẹn ngày gặp lại, Hoa Kỳ sẽ chờ Liên Xô, trong những giấc mơ của mùa hạ năm 1992.
END
BẠN ĐANG ĐỌC
Countryhumans | Rạng Đông
FanfictionShort văn siêu ngắn, siêu tạp nham cho những lần writeblock Đa số toàn request trade