Book #6.5 - Nhặt trứng: Kính vạn hoa chết chóc (Tây Tử Tự)

1 0 0
                                    

Mình nhặt nhạnh một vài quả trứng màu của "Kính vạn hoa chết chóc"...

Hoặc là vài mảnh kính vỡ.

Cảnh báo: CÓ SPOIL.

Về ý nghĩa tổng thể

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Về ý nghĩa tổng thể.

Quay lại với điều mình nghĩ là ý nghĩa xuyên suốt và quan trọng nhất mà "Kính vạn hoa chết chóc" muốn truyền tải - quan điểm về sống chết.

Thứ nhất, đó là nỗi sợ của chúng ta với cái chết chỉ thực sự bám lấy ta khi cái chết đến gần với ta. Sự bình yên trong biệt thự khiến cho hầu hết người trong số họ phần nào coi nhẹ bớt việc cái chết quẩn quanh, dù cho ngày ngày đối mặt với nguy hiểm. Và sự yên bình đó bị phá vỡ bởi cái chết của một trong số họ. Người không nằm trong số "hầu hết" này, một là Nguyễn Nam Chúc - bởi vì hắn ra vào cửa quá thường xuyên chăng, và một là Trình Nhất Tạ - bởi vì cậu có một người cực kỳ quan trọng cần phải bảo vệ, người cũng ở trong tình trạng phải bước vào ranh giới sống chết. Điều này giống như là, chúng ta luôn biết cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, chúng ta cảm thấy sợ khi nghĩ đến việc mình sẽ chết, nhưng chừng nào cái chết chưa ở gần chúng ta đến mức đó, chúng ta sẽ rất dễ coi nhẹ nó đi.

Thứ hai, đó là nhiều khi thứ đáng sợ hơn cái chết là sự sống. Những người vào cửa là những người lẽ ra sẽ phải chết, và cửa cho họ cơ hội được sống. Nhưng mà này, chết đi trong một nỗi đau ngắn, đôi khi ngắn đến mức không kịp cảm nhận đau đớn, có thực sự đau khổ hơn là được sống rồi lại phải sợ hãi sự khủng khiếp và cái chết cận kề ở trong cửa hay không? Không phải một lần, mà là nhiều lần? Đàm Tảo Tảo có sợ hãi cái chết đến mức đó nếu cô không vào cửa không? Trình Nhất Tạ có phải lo lắng rồi đau khổ như thế nếu anh em họ chết vì căn bệnh nan y kia từ sớm không? Người ta có vứt bỏ nhân tính của mình và sẵn sàng hại người khác nếu họ không được trao cơ hội đó không?

Và thứ ba, đó là người ở lại luôn luôn là người đau khổ nhất. Cái chết đến với bản thân chỉ là một khoảng thời gian sợ hãi hữu hạn, nhưng cái chết đến với người thân thiết lại là sự sợ hãi với những nỗi đau dai dẳng kéo dài những ngày sau.

Tại sao Lâm Thu Thạch và Nguyễn Nam Chúc có thể dễ dàng lựa chọn cuộc sống hiện thực như thế? Bởi vì cuộc sống của họ đủ hạnh phúc. Bởi vì "cái chết chân thực" của họ đáng sống hơn "sự sống hư ảo". Và bởi vì họ không phải "người ở lại". Có thể sẽ có người cho rằng, cuộc sống như thế mà hạnh phúc, mà đáng sống? Thế nhưng người đưa ra lựa chọn không cần người khác cho rằng có đáng không có hạnh phúc không, họ cảm thấy có là được.

Reading ReviewNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ