Hồi 66: Chút Chuyện Đời Của Cậu Ấm Cô Chiêu (🌈😅😂 Bách Hợp, Hài Hước)

84 2 0
                                    

Năm ấy cô ấm Lan thi đậu vào lớp đệ thất trường Nữ sinh áo tím, một trường nữ trung học lớn nhất ở miền Nam.

Vì lẽ là con gái út được cưng chiều từ nhỏ nên chuyện cô ấm Lan thi đậu vào trường có tiếng ở Sài Gòn được Trương gia đón tiếp một cách vui vẻ. Cha cô ấm Lan mở tiệc ăn mừng con gái rượu đỗ cao tưng bừng những ba ngày trời còn mở kho gạo để phát bố thí cho dân làng nghèo khổ trong làng Đê Đê.

Nên chuyện cô ấm Lan thi đậu người trong làng ai cũng vui, ai cũng mừng.

Mừng nhất chắc là Phạm Văn Hậu, không phải chuyện bạn thân thi đậu vào trường nổi tiếng mà vì cậu ta đỗ đạt vào trường nam sinh Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký nơi mà cờ rớt Đỗ Bội Trượng tứ của cậu ta đang theo học.

Cậu ta còn khoe với cô ấm Lan, ở Sài Gòn cơ ngơi của tổng đốc Phương chồng cô Quỳnh Yến nhiều đếm không xuể, nên Trượng Tứ bảo khi nào Văn Hậu lên Sài Gòn rồi hai đứa sẽ ở cùng nhau trong căn nhà gần trường học.

Không giống như Văn Hậu, lúc cha bảo mua nhà ở Sài Gòn để cho cô ở vì thân con gái đâu phải như các anh trai của cô tay u thịt bắp ở ký trúc xá thì cực thân lắm thế mà cô ấm Lan lại không chịu, cô bảo muốn ở ký túc xá cho vui vì ở nhà riêng sẽ không quen được nhiều bạn.

Má cô thì cũng lo đủ điều từ dạo nghỉ hè đã bắt dạy cô học làm lụm, nấu nướng cho quen ở trong kiến trúc xá lấy đâu ra người hầu kẻ hạ mà cơm bưng nước rót, cũng sẵn tiện dạy cho cô luôn để sau này cô có chồng sanh con còn biết đường mà chăm lo cho gia đình nữa.

Lúc ấy, cô ấm Lan nghe má mình nhắc tới vụ lấy chồng đẻ con thì giả bộ gật gật đầu chẳng dám bột mồm mà khai thật chuyện mình mê con gái, còn mê một người con gái đã chết mấy đời chắc má cô sẽ sợ mà té xỉu.

Cô hai Phượng dạy con rất kỹ, cái nết con gái họ Bùi đảm đang, tháo vát có bao nhiêu cô đem ra truyền lại hết cho con gái út. Khổ nổi càng lớn nó lại càng có cái nết của thằng cha nó, vụng về, hậu đậu chuyện bếp núc.

Cô ấm Lan mới nấu một chút đã xém cháy nhà kết quả thì không học nữa bảo thôi lên đó cứ thấy đói thì tìm quán xá mà tấp vào ăn cho xong hay chạy qua nhà anh chị để ăn chực. Cô sợ nấu cháy kiến trúc xá của người ta,  chạy không kịp thì khổ.

Cô ấm Lan vừa mới nói giỡn liền bị má rầy la ầm ĩ,  vậy chứ cha cô đứng ở một góc dòm dòm hai má con dạy học nấu ăn mà sốt ruột trong lòng. Ở đời này có câu cha thương con gái hơn con trai thì có thiệt,  cha cô luôn nhìn cô với đôi mắt thật êm dịu, thật hiền từ, bao hàm một tình thương bao la vô bờ bến. Còn má của cô ấm Lan thì không được như vậy,  có thể tình yêu của bà đặt nhiều hơn lên các anh trai của cô. Đôi lúc cô ấm Lan cảm thấy mình không thân với má cho lắm,  tự cô hai Phượng cũng có tánh nóng hay la rầy con vì sợ nó hư.  Kiểu như hồi xưa má của cô cũng dạy cô rất nghiêm khắc nên bây giờ cô lại nghiệm lại với con gái ấy mà đa.

Cô ấm Lan có 5 người anh trai mà ai cũng có nết giống như má của cô,  kiểu rất trưởng thành và gia trưởng ai cũng học cao ra trường thì ở lại Sài Gòn mở cơ sở kinh doanh có cuộc sống riêng, chẳng có ông anh nào của cô ấm Lan muốn quay về quê để quản lý đất đai vườn tược phụ cha. Cái nghề nông lạc hậu này không phải ai cũng muốn làm,  phải có căn lắm mới làm được.

Gần tựu trường thì má dẫn cô ấm Lan đi may áo dài, ở đây người ta bắt mặc áo dài tím cho mộng mơ.

Hôm đó,  Văn Hậu đòi đi chung cô ấm Lan thì chẳng hiểu nổi nhưng vẫn cho nó theo sau đó nhìn hai cặp mắt sáng rỡ, cùng gương mặt thèm khát được một lần khoác lên mình bộ áo dài của nó cô ấm Lan thầm mắng chửi kẻ không muốn thì phải mặc còn kẻ thèm khát thì lại không được mặc chuyện đời kể cũng ngộ lắm đa.

Cô ấm Lan ghét mặt áo dài vì nó khó chịu,  lượm thượm mà vướng víu, nhất là những lúc đến tháng thì dơ bẩn.  Cô thích mặc đồ bộ cho mát với dễ đi lại mà đi học người ta không cho mặc như vậy mới đau chớ. Ở dưới quê người ta mặc đầy có làm sao mà nghe đâu ở Sài Gòn người ta toàn mặc đầm ra đường.

Má cô ấm Lan bảo dẫn cô đi may đầm để không lên Sài Gòn người ta biết mình người ở dưới quê lên thì sẽ khinh. Cô ấm Lan lắc đầu lia lịa, bảo cô mặc đầm thôi thì ở chuồn đi nhòng nhọng còn hơn.

Phạm Văn Hậu đứng gần đó nghe tới chữ đầm liền hai mắt sáng chưng,  miệng thèm đến chảy nước dãi.

Ôi thôi nói chuẩn bị đưa con gái rượu lên Sài Gòn học mà đủ chuyện trên đời,  đến khi ra xe cha cô ấm Lan còn khóc bù lu bù loa, lưỡng lự hai ba lần không muốn để con gái rượu hột xoàn rời đi sợ lên Sài Gòn đất chật người đông sợ người ta ăn hiếp con gái cưng cục vàng của mình thì khổ.

Má cô ấm Lan hai ba lần vỗ vai chồng rầy la.

" Anh lại sợ cái gì nữa không biết! "

" Sao lại hông? "

Cha cô ấm Lan thấy má cô không tỏ vẻ lo lắng thì lại đâm ra giận dỗi hờn mác vu vơ.

Cô hai Phượng cũng lo mà chẳng lo ra mặt giống như chồng,  bị cô muốn con mình học cách sống tự lập.

Thấy vì chuyện đi học xa của mình mà cha má cự lộn cô ấm Lan cũng không biết nên vui hay nên buồn nữa đa.

Lúc ở trên xe hơi cô ấm Lan ngẫm nghĩ nhà mình ồn ào quá, không biết nhà của Văn Hậu thế nào?











.

[Bách Hợp - Thuần Việt] Đợi Em, Ngày Em Lại 18!Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ