Đỗ Bội Quỳnh Lan cùng bà đồng và mẹ về quê nội ở Vĩnh Long để tiến hành lễ cắt Duyên Âm sẽ được cử hành ở góc me giữa cách đồng hoang vu nơi cô nhớ đã gặp người con gái ấy.
Chiếc xe hơi chở Quỳnh Lan cùng mọi người đến vùng quê miền tây thanh bình.
Những giọt sương long lanh còn đọng lại trên tán lá cây dừa xanh mơn mởn.
Cô cùng mẹ tranh thủ đi hồi sớm đến nơi thì trời còn lờ mờ sáng.
Xe chạy qua cầu Mỹ Thuận vào tỉnh Vĩnh Long theo con sông Cổ Chiên đến làng gốm Vĩnh Long.
Các lò gạch, lò gốm sắp xếp gần nhau, tạo ra một khung cảnh hấp dẫn, đặc biệt khi được ánh nắng mặt trời chiếu sáng.
Sâu thẩm trong lòng ruộng nép mình dưới những cây dừa cây xanh rờn là cái làng Đê Đê. Một ngôi làng nho nhỏ chạy dọc theo bờ kênh cũ kỹ đã bị lãng quên theo năm tháng kháng chiến, suôi theo đám lục bình ra sông cái.
Giữa không gian làng quê buổi sáng sớm có tiếng gà gái Ò Ó O in ỏi vang lên cùng làng cuối xóm.
Những gian nhà cổ với mái ngói đỏ trải dài quanh con kênh, từ ngàn đời nếp mình trong những bóng dừa vẫn còn gìn giữ những nét sống bình dị dãn đơn của người miền tây nhà quê.
Lấp ló trên cành đồng lúa chạn vạnh đã thấy bóng người nông dân hăng say lao động sản xuất. Quanh năm suốt tháng tất bật, chăm chỉ với công việc đồng áng.
Trên những đồng lúa mênh mông, bát ngát, tiếng gió thổi rì rào khiến cho những cành lúa cứ đong đưa nghiêng mình theo làn gió mát rười rượi.
Những ngôi nhà cổ kính được lót gạch Tàu, có bàn thờ gia tiên trang nghiêm là một phần của truyền thống văn hóa tôn giáo của người miền tây nói riêng nhà người Việt Nam nói chung.
Đó là nơi thờ cúng và tôn vinh tổ tiên, biểu hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với cội nguồn của mỗi gia đình.
Cứ mỗi dịp đám giỗ, đám quải bà con cô dì chú bác trong gia đình lại quay về quê để làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng nhớ ơn của ông bà, mong họ ở trên trời cao phù họ cho con cháu được bình an. Cũng vì vậy mà bàn thơ gia tiên thường được đặt ở nơi cao nhất ở trong nhà, nhằm thể hiện lòng kính trọng với ông bà đã khuất.
Trước những căn nhà cỗ thường có một chiếc bàn Ông Thiên. Mỗi buổi tối thì có người nhà ra quỳ lạy khuấn nguyện rồi thắp nhang. Những bà cụ già trong gia đình còn dành cả mấy tiếng đồng hồ để khấn nguyện cho con cháu đi làm ở nơi xa được bình yên, hạnh phúc.
Xung quanh nhà sẽ thấy rất nhiều bông kiểng được cắt tia tạo kiểu tỉ mỉ. Có những chậu bông được chưng để làm kiểng có những bông trồng ở dưới đất vừa tạo cảnh đẹp vừa làm hàng rào.
Ở quê người ta không thích đi siêu thị, họ thích đi chợ hơn. Các buổi hợp chợ diễn ra rất sớm gần trưa thì sẽ tan. Qua quả trái cây điều được người dân trồng rồi đem ra chơi bán, tôm cua cá thủy hải sản điều còn sống tươi roi rói chứ không đông lạnh như ở trong siêu thị.
Đỗ Bội Quỳnh Lan về đến nơi, họ dừng chân nghỉ ngơi ở nhà thờ tổ của dòng họ Đỗ Bội.
Mỗi năm cứ đến Tết là ba mẹ điều dẫn cô từ Sài Gòn về Vĩnh Long để đoàn tụ với anh chị em họ cùng cô bác trong dòng tộc. Từ hồi bà nội mất, ba cũng ít có dẫn cô cùng mẹ về nữa.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Bách Hợp - Thuần Việt] Đợi Em, Ngày Em Lại 18!
RomanceTên truyện: Đợi Em, Ngày Em Lại 18! Tác giả: Sư Tỷ Đậu Thể loại: bách hợp, thuần việt, ngọt văn, ngược tâm, tâm linh.