- Rồi giờ mày về được chưa?Tôi hỏi nó với tâm thế vẫn chưa từ bỏ hy vọng tái thiết lập lại khung cảnh yên bình bản thân hằng mong mỏi.
- Tự dưng tao cảm thấy muốn hóng gió bây giờ.
Cái mặt nó chưa từng gợi đòn như bây giờ, tôi thề!!!
Vì thuận bên trái, tôi quyết định nhích sang 5 bước để cách xa cá thể "con nhà người ta" này. Ai mà biết đứng cách có 2 bước như lúc nãy có "tai ương" nào rớt xuống cuộc sống của tôi không chứ!
Tốt nhất là cứ đứng xa ra là được.
Còn tại sao tôi không về luôn á? Là vì cái nhà như cái hộp chỉ có mỗi cái vườn đầy cây – nhà tôi kia, không thể nào mang lại cái cảm giác "thanh lọc tâm hồn" như vầy có hiểu không? Nên dù không muốn đứng gần bất kì cá thể khác giới nào ngoài người tôi đã, đang và sẽ simp (trong sách) thì vẫn phải ép bản thân đứng lại thêm 5 phút nữa trước khi trở về nơi đó.
Ài, chịu thôi, biết sao giờ?
- Ê này.
- What?
- Mày, thật sự muốn cái danh thủ khoa đầu vào à?
Ủa ai nói mà bộ trưởng biết?!?
- Sao mày biết?
- Thì, tao nghe mày nói lúc sáng.
Vaiz, tai thằng này cùng nơi khai sinh với Lục Nhĩ Mỹ Hầu à?!?
- À thì, ừ - Cố tỏ ra là mình ổn (nhưng thực chất không hề ổn) – Đó là ước mơ của tao, còn được hay không thì tùy vô cái đề.
- Lỡ có đứa giành nó với mày thì sao?
Sao mà nó nhìn mình nghiêm túc dữ vậy cà? Bộ tính giành thiệt hả cha?
- Tao không quan tâm. Tao cố gắng cho bản thân tao chứ đâu có cần người ta công nhận? – Tôi nhún vai – Tao đã bảo đó là ước mơ của tao mà.
- Thế - Nó ngập ngừng một chút – Mày có ưa mấy người như thế không?
- Mắc gì hong ưa? Người ta có xúc phạm đến lẽ sống của tao như mày đâu!?
- Ê!! Đền rồi nha, nhắc quài!
À, hóa ra học bá cũng sợ bị đào lại "quá khứ kia của anh". Nhìn cái cách nó nhảy dựng lên mà sao phải gọi là "dừa lòng hả dạ".
- Tính ra tao mới nhắc có 1 lần. Đâu ra mà quài?
- Cũng là nhắc!
- Hơ hơ, ok.
Đứng thêm 2 phút nữa, cơn gió thốc từ bờ bên kia con sông đã khiến tôi biết thời điểm rời đi của mình là bây giờ. Vì vậy, tôi xách ba lô để dựa lan can nãy giờ lên rồi quay đi.
- Về trước đây, bye.
- Bye.
Ừ, bye đồ đó, 3 giây sau tôi thấy nó đang đạp xe song song tôi, có điều là dưới lòng đường còn tôi trên vỉa hè.
- Lại sao nữa đây?
- Hôm nay tao qua nhà bà ở.
- Thì đi đi, sao tốc độ đạp xe của mày lại bằng tốc độ đi bộ của tao rồi?
- Tao cũng đang định hỏi câu tương tự.
Hít!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Phù!!!!!!!!!!!
- Đạp nhanh cái chân lên đi. Nhanh nhanh đi giùm.
Thứ nó đang làm khiến tôi cảm thấy tốc độ của mình bị sỉ nhục đáng kể đấy!
Rõ ràng tôi thấy nó vượt lên trước đàng hoàng, thế quái nào lúc tôi rẽ vào nhà lại thấy nó cũng đang làm điều tương tự ở đối diện vậy? Bằng cái cách thần kì nào vậy?- Nhìn mặt mày cứ như đang đọc cả bộ "10 vạn câu hỏi vì sao" ấy.
- Ừ thì, tao đọc hết rồi, nên không cần ví dụ như vậy đâu.
Thành công trong việc làm học bá top 1 của khối cứng họng là cảm giác gì? Rất khó diễn tả nhưng mà cực kì mãn nguyện.
Ha!
...............................................................
Suốt cả tuần vừa rồi thức khuya dậy sớm mãi đã dẫn đến một hậu quả khôn lường: tôi nhập viện.
Lí do: đau bụng giữa đêm.
Bạn nghĩ đau bụng là chuyện không có gì đáng kể ư? Vậy thử trải nghiệm cảm giác đau đến tê tâm liệt phế nhưng không có bất cứ biện pháp nào để giảm đau, chịu cơn giày vò gần cả tiếng đồng hồ, đến mức tỉnh tỉnh mê mê lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật đi.
Để giảm bớt tính tượng hình và tượng thanh cho sự việc, tôi sẽ tua câu chuyện đến lúc mọi thứ đã ổn định và tôi đã có khả năng cầm điện thoại lên mà xử lí các mối quan hệ - từ người thân đến bạn bè – thăm hỏi tình hình sức khỏe của tôi.
Vì để đảm bảo sức khỏe tôi còn đủ để mà thi tuyển sinh, người nhà tôi đồng thuận cho tôi nghỉ cả ngày hôm sau. Mặc cho chỉ thị của bác sĩ là đã được phép về nhà, ba tôi phản biện lại yêu cầu được đi học của tôi chỉ bằng một câu hỏi:
- Con đi bệnh viện mấy lần rồi?
- Dạ, 3 lần - Giọng tôi nghe thật sự rất vô cảm.
- Ừ, rồi còn muốn đi thêm lần thứ 4 không?
Ok, triệt để chết tâm rồi. Vậy nên thay vì "trốn viện" mà lên lớp, tôi phải "trốn viện" nhưng tự học tại nhà dưỡng thương. Thoải mái hơn thật nhưng mà vẫn có chút không cam tâm.
Cái tôi không ngờ nhất đó chính là, sẽ thật sự có người đến tận nhà thăm hỏi tôi.
Định (Đờ) mệnh (mờ) thật chứ!!!
Kiếp trước mình đã phải tạo phúc cho dân cho nước đến mức nào để có thể được trưởng bối như bà Ba đến tận nhà hỏi han vậy tròi?!??
Nhưng mà, nụ cười của tôi, tắt ngúm kể từ khi nhìn thấy "hàng đính kèm" theo người đi thăm tôi rồi.
- Đỡ chưa con?
- Dạ khỏe rồi bà, mà chưa được xuất viện hẳn. Bác sĩ cho về thôi ạ, vẫn phải tái khám.
- Kể cũng mừng, khuya hôm qua bà thấy con bết lắm luôn đó!
Được người ta thăm hỏi chân tình thế này, kể cũng thấy cảm động. Hẳn bà cũng phải thương thương mình mới thế.
Hóa ra, ngoài người ba 5 giờ sáng chạy 40 km hơn lên bệnh viện chăm mình suốt ngày hôm đó, người mẹ thao thức cả một buổi nhìn mình trân trân cho đến khi mình được dìu ra xe chở lên bệnh viện, người dì chạy ngược xuôi lo lắng hành lí để mình lên viện gấp, những thành viên khác của gia đình và bạn bè cùng chung mối lo lắng cho mình, vẫn còn một người khác dành sự quan tâm cho mình.
Một người, thật lòng thăm hỏi, chứ không phải vì xã giao phải phép.
Nhờ sự cảm động từ tấm lòng của bà mà nhãn quan của tôi tự dưng cũng dung hòa được cái món hàng đính kèm theo kia phần nào.
Mặc dù, thực chất, tôi cũng chẳng ưa nó là bao.
BẠN ĐANG ĐỌC
Có một đoạn thời gian như thế
Fiksi RemajaTuổi trẻ ấy à, thật sự có rất nhiều từ ngữ để mô tả. Ừ thì vào lúc đó tôi cũng chưa được liệt vào hàng đương "tuổi trẻ", lúc đó chỉ mới là những thiếu niên mà thôi. Những thiếu niên thậm chí còn chưa vào cấp ba cơ mà. Ngáo ngơ, vô tri, vui vẻ, buồn...