II. Satoh Kayo (2)

139 23 2
                                    

Ngày 17 tháng 8, cũng là ngày tôi ra đời. Bầu trời trong xanh cao vời vợi dần chuyển sang màu xám đục bởi những áng mây đen lũ lượt kéo tới, những tia sáng mặt trời len lỏi khắp ngõ phố cũng bị mặt trời giấu nhẹm đi. Gió giật cấp năm, cây cối ngả nghiêng, chim hỗn loạn. Rồi mưa, mưa xối xả, như trút nước. Chớp loé sáng soi rõ một vùng, sấm nổ rền rời. Tiếng sấm ùng oàng nối nhau, tiếng nọ chưa dứt lại đến tiếng kia.

Mẹ ôm tôi vào lòng, trên giường của một bệnh viện tồi tàn nào đó. Nói tồi tàn thì hơi quá, nhưng điều ấy là sự thật. Từ lúc tôi lọt lòng, trong phòng chỉ vỏn vẹn một bác sĩ già kiêm tất cả mọi việc, cơ sở vật chất thiếu thốn, màng nhện, bụi bám đầy phòng. Tôi lo lắng rằng mẹ sẽ bị nhiễm trùng sau khi sinh ra tôi. Tôi thực sự cảm phục bà, người phụ nữ kiên cường ấy.

Mẹ tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, thời tiết khắc nghiệt như muốn phản đối ngày trọng đại nhất đời tôi. Tôi có thể nghe thấy tiếng chửi rủa của bà, qua từng câu từ ấy, tôi hoàn toàn có thể hiểu bản thân là một sự cố không mong muốn.

...

Ngay từ khi chào đời, tôi đã có những nhận thức như một người trưởng thành. Tôi và mẹ sống ở phố Sunabachi – nơi nổi tiếng là khu vực có trị an bất ổn, tình hình kinh tế phát triển chậm, rất nhiều vụ trộm cắp và phạm pháp diễn ra ở nơi đó. Mẹ cùng tôi sống dựa vào nhau, trong căn nhà nhỏ xập xệ cuối phố.

Khi tôi 5 tháng tuổi, đến bản thân mẹ còn không tự lo đủ cơm ăn áo mặc, bà gầy trơ xương, không đủ dinh dưỡng để nuôi tôi, nên tôi đã phải cai sữa mẹ từ khi còn sớm.

Bà làm gái khu đèn đỏ, do không có biện pháp tránh thai, nên bà sinh ra tôi. Tôi biết bà uất hận tôi rất nhiều.

Mẹ nuôi tôi đến năm 2 tuổi rưỡi, bà lại tiếp tục công việc của mình. Hằng ngày, bà gửi tôi ở tiệm tạp hoá lề đường, cho bà chủ nuôi tôi, đến tháng bà sẽ gửi tiền coi như là phí.

Bởi vì có công việc, nên cuộc sống của mẹ con tôi cũng trở nên khấm khá hơn, tất nhiên là vẫn nghèo. Có những hôm vắng khách, hai mẹ con tôi chỉ biết nhìn nhau sống qua ngày, số tiền bà kiếm được cũng chỉ đủ một tuần ăn, không đủ để tiết kiệm. Đối với tôi, cùng lũ trẻ quanh nơi này mà nói, một ổ bánh mì có thể chia thành 10 bữa, không đủ lót dạ.

Cho đến khi 3 tuổi, bà bỏ tôi lại cho chủ tiệm tạp hoá nuôi nấng. Tôi thấy cái nhìn của bà, cái nhìn lướt qua cuối cùng trước khi vĩnh viễn ruồng bỏ tôi, ẩn sâu trong đó là cả bầu trời uất hận.

Có lẽ vì thấy thương hại cho đứa trẻ này, nên chủ tiệm tạp hoá nhận nuôi tôi, dạy cho tôi chữ. Tôi nghĩ điều này là không cần thiết, nhưng vẫn thầm cảm ơn tấm lòng của bà.

Bà là goá phụ, gần bảy mươi tuổi nhưng lại chưa có con, nên bà rất yêu thương tôi.

Trong vòng hai năm sinh sống bên bà, tôi mới cảm nhận được tình thương thật sự của một người mẹ. Đến năm tôi 5 tuổi, bà qua đời, bỏ lại tôi một mình.

Lúc bà mất tôi khóc nhiều lắm, đó cũng là lần đầu tiên tôi rơi lệ vì một ai đó.

Bởi vì chỉ còn một mình, nên tôi dần dung nhập với cách sống trên con phố này. Tôi cùng đám trẻ nơi đấy, kiếm được thứ gì ăn đều san sẻ cho nhau, rất vui. Tôi học lỏm được cách đánh đấm, điều mà tôi chưa từng thử ở kiếp trước, học cách cầm dao găm, học cách sinh tồn, học cách trộm cướp. Tôi đánh đấm một cách không có bài bản, vô tổ chức, nhưng đủ để hạ một người lớn. Tôi tự khen thưởng bản thân mình.

Cho đến khi tôi mười tuổi, công việc phạm pháp nào tôi cũng dám làm, trừ chơi đá và giết người ra. Tôi có đạo đức của riêng mình. Tôi có kết thân được với một người em trai, tên nó là Haru. Chúng tôi thân thiết với nhau như chị em ruột thịt, dính nhau như keo, nên ngày em qua đời, tôi khóc to lắm.

Lần thứ hai tôi khóc vì người khác.

Năm mười một tuổi, đen đủi làm sao tôi bị nhìn trúng, bị người ta ép đi làm gái. Tất nhiên bằng nghị lực phi thường, tôi đã trốn thoát, nhưng lại bị truy nã. Đây chắc bẳn là hình phạt cho những kẻ chống đối.

Tôi chạy trốn, chạy miệt mài, chạy không ngừng nghỉ cho đến khi rời khỏi ngoại ô thành phố Sunabachi.

Cuối cùng thì, tôi lạc đến thành phố sầm uất nào đấy, có tên là phố mua sắm Tonpuu.

Lúc này đây tôi vẫn mười một tuổi.

Đi qua khắp nẻo đường, chứng kiến cả những vụ ẩu đả, nhiều lần bị bắt làm con tin, có nguy cơ bị thiệt mạng đáng kể. Tôi vẫn sống, sống rất dai.

Tôi chẳng còn nhớ được bao nhiêu ngày rồi bản thân chưa được tắm, đầu tóc rối bù, mặt mũi nhem nhuốc, đôi dép sandal rách tả tơi, quần áo dính bụi bẩn, máu me. Y như một con sói hoang dại, không chốn dung thân.

Tôi ngủ bất cứ nơi đâu trong ngõ hẻm, mọi bề mặt, ăn mọi thứ bản thân tìm được. Phải vài tháng vất vưởng, lang thang, tôi mới thực sự được sống lại một lần nữa.

Năm mười một tuổi rưỡi, tôi được nhận nuôi bởi một cô nhi viện.

Thầy cô dạy tôi cách san sẻ, yêu thương, là người mẹ người cha thứ hai. Các em ở cô nghi cũng rất ngoan ngoan, luôn miệng gọi tôi hai tiếng chị gái. Tôi có quen thêm một cô bạn bằng tuổi tên là Tachibana Kotoha, cùng một anh trai hơn hai tuổi, là Umemiya Hajime. Tôi rất quý họ.

Ở nơi đây tôi được nuôi nấng, được ăn cơm ngon, được mặc quần áo mới, tắm rửa mỗi ngày, được dạy võ, được đi học. Sống trong tình yêu thương của thầy cô, bạn bè, tôi lớn khôn từng ngày.

Satoh Kayo coi nơi này là gia đình của mình, tôi hứa sẽ bảo vệ lấy tổ ấm thân thương này.

.

.

.

.

.

Q&a: Tại sao Kayo lại có nhận thức từ khi chào đời?

P/s: Quá khứ của cô sẽ dần được mở rộng qua các chương ngoại truyện. Trên kia chính là mượn góc nhìn của Kayo tóm tắt lại cuộc đời mình.

| Wind Breaker - Nii Satoru | Ánh lửa trong đêm hiu quạnh.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ