Sang sứ Tàu, nói đâu ra đấy.
Dạy hoàng tử, đòn dữ thoát thânLệ triều nhà Lê, ba năm phải một lần sang Tàu giáng nghĩa giao hiếu. Năm bấy giờ đã đến kỳ phải sang sứ. Triều đình thấy Trạng là người ứng đối tài giỏi có danh tiếng, biểu tâu cử Trạng. Vua chuẩn tâu, giáng chỉ phong cho làm chánh sứ. Còn từ phó sứ trở xuống, thời cho Trạng bảo cử. Trạng thấy chỉ lấy làm lo lắm, nghĩ bụng rằng: "Nước Tàu là nước văn vật mà mình lại ít chữ nghĩa, trừ phi bảo cử một người văn chương rất tài trong cảnh mình thời không sao đương nổi". Lập tức biếu tâu xin cử ông Trạng Ăn làm chức phó sứ.
Khi đến cửa ải Nam Quan, đưa tin vào. Quân giữ ải không chịu mở cửa. Chốc thấy nó đưa ra một chữ "thập" (+) bằng gỗ rồi lấy tay chỉ đông chỉ tây, nói xí xờ một chốc, nghĩa là chữ "tung hoành vũ trụ" thử xem có đối được không đã, thời mới chịu mở cửa. Trạng không hiểu ra làm sao, trong bụng lo quá, bảo phó sứ rằng: "Tỉu nha ma » nó đã muốn ngang dọc thời ta vòng tròn lại cho một cái", rồi sai người làm một cái vòng tròn đưa vào. Quân giữ ải tán ra rằng: vòng tròn buộc cả trời đất, thế là "bao quát càn khôn" chịu phục trạng hay chữ, nó lập tức ra mở cửa nghênh tiếp.
Qua cửa ải rồi, sang đến đất nước người Trạng thấy phong cảnh lạ cách, trông xem lấy làm thích lắm chợt đi đến quãng đồng sâu, thấy có một người con gái đang vạch quần đái, trạng chỉ tay nói đùa với phó sứ rằng:
- Kìa quan lớn xem: Nong tay dí bẹn đỏ hăm hăm.
Nói xong, cùng cười ầm cả lên. Lệ đi sứ, ông chánh hễ nói câu gì, thời ông phó phải ghi câu ấy. Trạng nói Nôm, ông phó theo tiếng mà ghi, bằng cữ Hán, chệch ra là: "Đông tây chí Biện đồ hân hân »
Khi đi qua đến đất Biện Kinh, quan sở tại nghe thấy sứ đến, ra nghênh tiếp, đón vào sứ quán, có ý muốn lấy chữ nghĩa thử sứ, ra một câu đối rằng: "Nam Bắc lai triều đa lễ lễ".
Vừa đọc khỏi miệng, Trạng ngảnh lại bảo ông phó sứ rằng: "Kìa, cái câu hôm nọ đâu, ngài đem ra đối đi". Ông phó sứ sẵn thế đưa ra, thời quả nhiên thực là một đối giỏi lắm. Quan Tàu thấy thế phục sứ An Nam thần thông, có tài biết trước, trong bụng kính phục lắm, khoản đãi rất trọng hậu.
Sang đến Yên Kinh, vào chầu yết vua Tàu. Vua Tàu muốn thử sứ, ngầm sai một người trang hoàng một chỗ cung quán rất lịch sự, đề hai chữ "Kính thiên" treo gian giữa, bày một đôi sập thất bảo rất cao xung quanh bày nghi vệ sang trọng lắm, như là một chỗ giường ngự của thiên tử, để xem trạng có dám ngồi hay không? Khi sắp đãi yến, họ đưa trạng và phó sứ đi xem khắp tất cả rồi mới đưa đến đấy. Trạng tưởng chỗ ấy là đề khoản đãi mình, leo phắt lên ngồi. Ông phó sứ ngửa lên thấy hai chữ "Kính thiên" liếc mắt trông lên, sẽ trỏ tay lên bảo, trạng mới ngửa lên rồi lại thủng thỉnh bảo phó sứ rằng:
- Đó chẳng phải là chỗ đợi chúng ta ngồi là gì? Ngài cứ lên đây!
Ông phó sứ chưa hiểu thế nào, cũng cứ lên ngồi, nhưng vẫn có ý nhút nhát, mà Trạng cứ nói cười thung dung. Có một người quan Tàu ra, chỉ tay lên đấy, hạch rằng:
- Cớ sao sứ An Nam lại được ngạo ngược vô lễ như vậy? Không trông lên trên kia xem chỗ này là chỗ thế nào mà dám nhảy lên ngồi chềm chễm ở đây là nghĩa làm sao?
YOU ARE READING
Trạng Lợn
Tiểu thuyết Lịch sửTrích 'Kho tàng về các ông Trạng Việt Nam' của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh. Truyện Trạng Lợn cho đến hôm nay vẫn chưa có khả năng đi tìm một xuất xứ chính xác. Ngay cái tên thực của ông cũng khó xác định. Dương Đình Chung hay Nguyễn Nghiêu Tư. Truyện hư c...