Phần 26: Đáp án 130

276 0 0
                                    

Câu 130 : Tổ chức bộ máy Nhà nước phong kiến Trung quốc ở các triều đại đến nhân dân theo hình thức chính thể quân chủ chuyên chế và mang tính chất TW lập quốc cao độ?

Trung quốc là một trong những nước có nền văn minh lâu dài vào bậc nhất thế giới. Vào khoảng thế kỷ 21 TCN, Trung quốc đã bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ. Nhà nước chiếm hữu nô lệ bắt đầu từ Nhà Hạ, đã thực hiện chế độ truyền ngôi. Xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển mạnh nhất vào thời Tây Chu (thế kỷ 12 TCN) và bắt đầu suy tàn vào thời Đông Chu (thế kỷ thứ 8 TCN) . Những năm cuối thời Đông Chu (thế kỷ thứ năm TCN) xã hội Trung Quốc chuyển dần sang chế độ phong kiến và từ những quốc gia nhỏ bé được thu tóm về một mối bởi triều đại đế chế đầu tiên của Trung Quốc là nhà Tần (cuối thế kỷ thứ 3 TCN) . Chế độ phong kiến kéo dài trên 2000 năm và kết thúc vào đầu thế kỷ 20 bởi cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911) do Tôn Trung Sơn lãnh đạo.

Tư tưởng chính trị của Trung Quốc đã ra đời vào thời kỳ cổ đại và kéo dài suốt trong quá trình lịch sử, đương nhiên là có những diễn biến phù hợp với từng thời kỳ lịch sử nhưng nói chungva64n giữ được những điểm cơ bản.

Giai đoạn thời Tây Chu thực hiện chế độ chính trị "tông pháp" , thực hiện truyền ngôi theo "thân nhân" và thiên tử có quyền cắt đất cho con cháu thành các chư hầu . Về kinh tế thực hiện chế độ tỉnh điền, về văn hóa thực hiện chế độ quan trường (chỉ có con cháu nhà Chu đi học). Từ đó đã mang lại sự phát triển và ổn định của nhà Chu.

Giai đoạn Đông Chu (năm 770 TCN) , nhà Chu dời đô về Nam Hà gọi là Đông Chu, chế độ chiếm hữu nô lệ bằt đầu suy tàn và vào khoảng thế kỷ thứ năm TCN xã hội Trung Quốc chuyển dần sang chế độ phong kiến, các chư hầu chiếm quyền thiên tử diễn ra các cuộc chiến tranh tương tàn dẫn đến xã hội Trung Quốc từ nhiều quốc gia nhỏ bé với nền chính trị riêng biệt đã được thu tóm về một mối bởi triều đại đế chế đầu tiên đó là nhà Tần (cuối thế kỷ thứ ba TCN) và kéo dài chế độ phong kiến cho đến thế kỷ 20. Trong thời kỳ này xuất hiện người nông dân có sở hữu riêng để canh tác, xuất hiện thợ thủ công, người buôn bán. Về văn hóa , giáo dục có chuyển biến, văn hóa tự học và người có sở hữu nhỏ cho con đi học ở thành thị nên xã hội tạo thành tầng lớp kẻ sĩ không phụ thuộc vào tầng lớp quan trường và vì tự do nên họ đưa ra nhiều quan điểm khác nhau hình thành các học thuyết chính trị khác nhau, mà điểm xuất phát của tư tưởng chính trị là bàn về vấn đề con người như thế nào, sẽ có một đường hướng chính trị, quyết sách quản lý xã hội như thế đó mà điển hình là các học thuyết đức trị, pháp trị vô vi trị và thuyết kiêm ái gắn liền với các nhân vật lịch sử tiêu biểu như Khổng Tử, Mạnh Tử, Mạc Tử....

Tư tưởng chính trị của TQ ra đời từ thời cổ đại và kéo dài suốt trong lịch sử , đương nhiên là có những diễn biến phù hợp với từng thời kỳ lịch sử , nhưng nói chung vẫn giữ được những quan điểm cơ bản. Người TQ tự hào trên thế giới có hai dân tộc trước sau như một vẫn giữ được truyền thống cổ xưa đó là Trung Quốc và Ấn Độ.

Dưới thời Minh, Thanh, bộ máy nhà nước vẫn tiếp tục củng cố , các bộ hình thành. Các vua nhà Minh đã thi hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế, mở rộng đất đai. Đến đầu thế kỉ XVI, mầm móng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện. Văn hóa có nhiều thành tựu nổi bật, trong đó tiểu thuyết chương hồi là một hình thức văn học mới phát triển. Tuy vậy, mâu thuẫn trong xã hội vẫn ngày một tăng. Do chính sách "bế quan tỏa cảng", do tư tưởng tôn quân, tư tưởng phụ quyền... đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến TQ trước sự xâm lược của thực dân.

Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới- Blackcat2110Where stories live. Discover now