Phần 17: Đáp án 84 - 85

368 0 0
                                    

Câu 84 : Cuộc cách mạng công nghiệp TK18-19 và hệ quả của nó ?

Sau khi CNTB hình thành, đã diễn ra trong khoảng 200 năm, do sự phát triển của lực lượng sản xuất cho nên nó thúc đẩy sự phát triển nhanh của CNTB. Đây thực chất là cuộc c/mạng kỹ thuật nhằm thay thế lao động máy móc cho chân tay, người ta còn gọi đó là quá trình c/nghiệp hoá.

1. Nguyên nhân:

- Do nhu cầu phải tăng nhanh khối lượng, chất lượng hàng hoá (xuất phát từ các phát kiến địa lý đã tạo ra thị trường thế giới rộng lớn, mà lao động chân tay không thể đáp ứng nhu cầu thị trường của Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ lúc bấy giờ), nó kích thích sự cải tiến kỹ thuật.

- Cuộc c/mạng cũng bắt nguồn từ sự phát triển của nền sản xuất TBCN trước đó, vì CNTB đến TK18-19 đã có thời kỳ phát triển khá dài, nó đã có các công trường thủ công (đã hình thảnh khoảng 300 năm) và cũng đã có bước phát triển nhất định như: Phân công lao động trong sản xuất dã diễn ra khá tỉ mỉ, làm cho sản xuất trở nên đơn giản, tạo điều kiện cho sáng chế máy móc thay thế chân tay (VD: như nghề may đã chia ra các công đoạn khác nhau theo dây chuyền từ khâu cắt đến may các chi tiết và may tổng hợp...), nên sản xuất đã tạo ra được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, tích luỹ được rất nhiều kỹ thuật lao động và có khả năng sáng chế ra máy móc. Nhưng thời kỳ này giữa khoa học và kỹ thuật còn tách rời nhau, sự sáng chế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lao động là chính, còn khoa học kỹ thuật đi sau).

- Ngoài ra, sự diễn ra và thắng lợi của c/mạng tư sản là tiền đề nền tảng cho cuộc c/mạng c/nghiệp.

2. Diễn biến:

- Đầu tiên là cuộc c/mạng c/nghiệp tại nước Anh: Vì nước Anh vào thời điểm bấy giờ có CNTB phát triển nhất, nhất là trong ngành c/nghiệp dệt. Để phục vụ cho ngành này, tầng lớp quý tộc Anh đã phá bỏ nông nghiệp để nuôi cừu để phục vụ cho ngành dệt. Đến TK18-19, c/nghiệp dệt tiếp tục phát triển và cũng là thời kỳ các phát minh ra đời.

Mở đầu các phát minh là việc phát minh ra thoi bay (dệt dùng thoi) của Giôn-cây (năm 1733) làm cho năng suất dệt cao hơn. Trên cơ sở phát minh này, nó kích thích các ngành khác phát triển như ngành sợi, năm 1764 ông Giên Hác-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi "Giên-ny", đến 1769 Các-rai-tơ phát minh ra máy dệt.

Đồng thời với phát minh ra máy dệt, thì đến 1769 người ta bắt đầu dùng nước chảy để vận hành máy móc. Việc dùng nước chảy để vận hành máy móc còn nhiều hạn chế do nguồn nước không ổn định, do thời tiết, địa lý... tác động đến nên đây là bài toán tiếp tục đặt ra cho các phát minh sau này, đặt ra cho người ta thấy cần phải cải tiến nguồn năng lượng.

Năm 1764, ông Giêm-oát đã bắt đầu nghiên cứu về máy hơi nước. Đến 1784 thì hoàn thành cỗ máy đầu tiên và đưa vào sử dụng trong thực tế (trên thực tế, một người Nga là Pôn-du-nốp phát minh ra máy hơi nước năm 1763, nhưng do điều kiện của nước Nga lúc bấy giờ nên chưa thể đưa ra sử dụng). Việc phát minh ra máy hơi nước có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó khắc phục được các hạn chế của việc dùng sức nước như các máy đã chế tạo trước đó là phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết, địa lý... Loại máy dùng hơi nước này có thể sản xuất ở những nơi không cần có nguồn nước, trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Nó có tác dụng hình thành nền đại c/nghiệp hiện, sản xuất hàng hoá nhanh. Đây là phát minh mở đầu cho các sự phát minh khác ở Châu Âu, trước hết là trong ngành dệt, sau đó lan ra các ngành cơ khí chế tạo, đến luyện kim, khai mỏ cũng phát triển. Lần đầu tiên, người ta chế tạo ra lò cao để luyện kim, luyện được than cốc thay than đá để sản xuất sắt thép được tốt hơn.

Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới- Blackcat2110Where stories live. Discover now