Câu 46: Thành tựu chữ viết và thần thoại của Hy Lạp
a. Chữ viết: Chữ viết Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện từ thời văn minh Crete- Mycene, gồm hai loại:
- Loại I: là loại chữ tượng hình thuần túy, ghi lại hình người, động vật, cây cỏ, đồ vật... Đây là loại chữ cổ nhất, xuất hiện khoảng vào thiên niên kỷ II TCN.
- Loại II: Là loại chữ đơn giản được cấu tạo bởi đường nét ngắn gọn đều đặn, có sự thống nhất cách viết. Loại này được chia thành hai loại nhỏ: Loại A khoảng năm 1700 đến 1400 TCN. Loại B khoảng 1400 đến 1200 TCN.
Chữ viết này biến mất cùng nền văn hóa Crete - Mycene vào thế kỷ XII TCN.
Vào khoảng thế kỷ thứ XI đến IX TCN Hy Lạp không có chữ viết, sau đó đầu thế kỷ thứ XVIII TCN ở Hy Lạp đã xuất hiện lại chữ viết đã được hình thành dưới dạng bảng chữ cái Alphabet, được hình thành trên cơ sở bảng chữ cái Phoenicien là bảng chữ cái đầu tiên của nhân loại. Chữ này phát triển từ những ký hiệu chỉ âm trong hệ thống chữ viết của người Ai Cập và người Lưỡng Hà cổ đại. Bảng chữ cái Phoenicie gồm 22 chữ, không có nguyên âm. Phoenicien (có nghĩa là du mục trên biển) trong quá trình giao lưu tiếp xúc với người Phoenicien người Hy Lạp đã tiếp thu kế thừa và sáng tạo ra bảng chữ cái Hy Lạp, qua nhiều lần thay đổi về số lượng cuối cùng tồn tại 24 chữ cái khác nhau. Trong đó người Hy Lạp đã chia thành 18 ký hiệu phụ âm và 6 nguyên âm với cách ghép chữ hết sức linh hoạt giữa phụ âm và nguyên âm để ghi lại tiếng nói của người Hy Lạp. Do vậy, nó có khả năng diễn đạt mọi khái niệm trừu tượng nhất cũng như quá trình tư duy của con người. Đây là hệ thống chữ chỉ âm và ghi âm, là một trong các loại chữ tiến bộ nhất, hoàn chỉnh nhất lúc bấy giờ và đó là nguồn gốc hình thành những loại chữ viết khác sau đó. Chữ Hy Lạp ảnh hưởng đến vùng đất lãnh thổ Hy Lạp ở xung quanh Địa Trung Hải và một số vùng lân cận khác.
b. Thần thoại: Là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp, cung cấp cho văn học, thơ kịch và lĩnh vực nghệ thuật những đề tài vô tận.
Thần thoại Hy Lạp là tâphợp, tổng thể những truyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kỳ ảo, phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự hình thành thế giới, phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt động đời thường của chính người Hy Lạp.
Về sau khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hesios (nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kỷ VII TCN) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các vị thần. Hệ thống các vị thần Hy lạp không phải là lực lượng xa vời và đáng sợ đối với con người như các thần ở Phương Đông. Họ là những hình tượng gần gũi, có những phẩm chất, cá tính như con người: yêu, ghét, giận hờn..
Nhìn chung, thần thoại Hy Lạp dù hoang đường, dù có màu sắc thần thánh nhưng ít bị tôn giáo đồng hóa, ít bị hòa vào tôn giáo. Nên ngay từ đầu thần thoại Hy Lạp vừa mang tính chất hoang đường những cũng mang đậm tính lịch sử xác thực, phản ánh trạng xã hội, duy lý và triết lý.
YOU ARE READING
Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới- Blackcat2110
RandomĐề cương lịch sử văn minh thế giới kèm đáp án Link down ở phần bình luận http://www.mediafire.com/file/944cqgks8wk64s2/8_ch%C6%B0%C6%A1ng_LS_VMTG.doc ---> link down