Phần 20: Đáp án 101 - 105

1.2K 2 0
                                    

Câu 101 : Bằng hiểu biết về văn minh Ấn Độ và văn minh Hy Lạp - La Mã hãy so sánh sử thi Mahabharata và Ramayana với 2 bộ sử thi Iliat và Ôdixe.

 Văn Minh Ấn Độ có sử thi Mahabharata và Ramayana

Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là và . Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ "bách khoa toàn thư" phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.

Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở , Riêmkhiêm ở chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.

 văn minh Hy Lạp - La Mã có sử thi Iliat và Ôdixe

Theo truyền thuyết Hômerơ là nhà thơ mù ở Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên đi lang thang khắp các thành bang kể truyện thơ của mình. Ông được coi là tác giả 2 cuốn sử thi Iliat và Ôđixê.

Iliat cùng với Ôđyxê là hai bản trường ca bất hủ của Hômerơ. Nếu Ôđyxê là bản trường ca về sinh hoạt hàng hải thì Iliat lại phản ánh cuộc đời chiến trận. Bởi thế mà hai bản trường ca của Hômerơ đã trở thành bộ bách khoa toàn thư về mọi sự hiểu biết và cách xử thế của Hy Lạp trong suốt thời thượng cổ và trung cổ. Và từ ngót 30 thế kỷ nay, nó đã làm say mê biết bao nhiêu thế hệ người trên thế giới

* Giá trị của tác phẩm

a. Sử thi Ôđixê ca ngợi chí tuệ, dũng khí và nghị lực của con người với khát vọng chinh phục thế giới chung quanh và niềm mơ ước về một cuộc sống hoà bình, yên vui, hạnh phúc. Nó còn ca ngợi tình yêu quê hương, tình vợ chồng, cha con, tình bạn cao cả, thuỷ chung.

b. Sử thi Ôđixê có cốt truỵên chặt chẽ, hấp dẫn và li kì. Ngôn ngữ tráng lệ. Nhân vật Uylitxơ là một anh hùng mà trí tuệ, mưu trí "sánh ngang với thần linh". Chất bi kịch, màu sắc thơ mộng huyền ảo như muôn ngàn sợi chỉ màu óng ánh dệt nên sử thi này, thể hiện một vẻ đẹp riêng không thể nào bắt chước nổi.

Câu 102 : Nêu thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Trung Quốc, Hãy cho biết nó ảnh hưởng như thế nào đến văn học Việt Nam thời trung đại.

v Thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Trung Quốc

đã có một lịch sử phát triển lâu dài do có từ thời . Trước đó, các cổ thư và sách về tôn giáo và y học chủ yếu được viết bằng (trước đó nữa thì viết trên giáp cốt hay trên giấy tre) rồi phát hành. Hàng chục nghìn văn thư cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, từ các văn bản bằng tới các chỉ dụ nhà Thanh, được phát hiện mỗi ngày.

Các triết gia, tác gia và thi sĩ Trung Quốc phần lớn rất được coi trọng và có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phổ biến văn hóa của Trung Quốc. Một số học giả khác, cũng được ghi nhận vì dám xả thân cho quyền lợi quần chúng cho dù có trái với ý của chính quyền.

 Ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thời Trung đại :

Khu vực tương ứng với miền Bắc Việt Nam ngày nay từng là quốc gia Nam Việt độc lập thời cổ đại cho đến năm 111 tr.CN, khi nó rơi vào vòng cai trị của Trung Quốc sau những cuộc chinh phục vũ trang của nhà Hán. Kết quả là dù cho từng tồn tại một truyền thống trước khi có sự bức nhận của chế độ quân chủ Trung Hoa thì văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển suốt thiên niên kỉ đầu tiên đã không thể không liên hệ với Trung Quốc. Người Việt Nam tiếp thu những phong tục của Trung Quốc, và chắc chắn đã sáng tác văn học bằng chữ Hán từ lúc đó cho đến khi Việt Nam giành độc lập từ Trung Quốc vào năm 939. Có một số người Việt Nam đã sang Trung Quốc trong thời Đường (618 - 907) và đã thi đỗ trong các kì khoa cử Trung Quốc; đáng chú ý nhất trong số họ là Khương Công Phụ, người đã trở thành tể tướng trong triều đình phương Bắc. Chữ Hán vẫn tiếp tục giữ vai trò văn tự chính thức của quốc gia sau khi Việt Nam giành độc lập từ tay Trung Quốc.

Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới- Blackcat2110Where stories live. Discover now