Phần 5: Đáp án 26 - 35

1.5K 3 0
                                    

Câu 26: Đặc điểm của Văn Minh Hiện đại là gì?

Xuất hiện 2 giai cấp TS và VSản có quyền lợi đối kháng nhưng cùng tồn tại trong 1 cấu trúc KTế TBCN

Nền SX CN đã gây nên nhiều biến đổi quan trọng về mặt XH:

- Khả năng LĐ và sáng tạo of con ng đc fát huy cao độ, đã làm ra khối lượng vật chất vô cùng phong phú về số lg & chất lg mà trước đó ng ta ko thể hình dung đc.

- KTế ngày càng thị trường hoá, mọi hoạt động SX ngày càng XH hoá, nó thúc đẩy thương nghiệp mở rộng trên quy mô lớn và nhờ thế, các ngành CN PTriển.

- Phong cách làm việc khẩn trương, đúng hẹn, chính xác trở thành thói quen trong nếp sống of cư dân XH CNghiệp.

- Bộ mặt phố xá, bến cảng, nhà ga đều thay đổi nhộn nhịp & sầm uất.

- Sự vận dụng, cải tiến KHKT trong nông nghiệp làm năng suất lương thực tăng nhanh.

- Để thích nghi với ĐK lao động mới, xuất hiện các GĐ hạt nhân theo chế độ 1 vợ 1 chồng

Tuy nhiên nền VM hiện đại cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong XH:

- Tốc độ tăng dân số quá nhanh

- Nạn đói, ô nhiễm MT

- Sự băng hoại đạo đức XH

- Hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp cư dân trỏ nên sâu sắc.

- Quan hệ XH cùng nền tảng đạo lý truyền thống bị vi phạm

Câu 27: Những điều kiện của văn minh Nhật Bản?

Vào thời cổ đại, khi văn minh Tùy Đường được coi là văn minh nhất ở Đông Á, thì Nhật Bản chủ trương học tập văn minh Trung Quốc để phát triển đất nước. Vào thời cận đại, khi nhân thức văn minh phương Tây có sự tiến bộ vượt bậc so với văn minh phương Đông thì Nhật Bản thì họ học tập Âu-Mỹ để văn minh hoá, cận đại hoá đất nước. Vào thời hiện đại, khi Mỹ trở thành nước phát triển nhất về kinh tế và khoa học, Nhật Bản chủ trương học tập Mỹ để đưa Nhật Bản trở thành cường quốc phát triển hành đầu của thế giới.

Khi tiếp nhận nền văn minh, văn hóa từ bên ngoài, Nhật Bản không chủ trương tiếp nhận tất cả những nền văn minh cao hơn mình và chủ trương tiếp nhận cái văn minh nhất và bằng con đường trực tiếp. Đây là cách thức mà ngày nay chúng ta gọi là "đi tắt đón đầu" nhằm rút ngắn thời gian, đưa đất nước tiến kịp các nước văn minh trên thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà khoảng thời gian mười năm sau Minh Trị Duy tân (1868-1878) ở Nhật Bản thường được gọi là thời kỳ "văn minh khai hóa". "Khai hóa" ở đây có nghĩa giống như khai sáng mà chữ Hán gọi là "khai minh". Tuy nhiên, vì điều kiện lịch sử và văn hóa ở Nhật Bản khác với các nước Âu châu vào thế kỷ XVII và XVIII, đối tượng khắc phục của tư tưởng khai sáng ở Nhật vào đầu thời Minh Trị do đó cũng khác với các nước Âu châu.

Ở Nhật trước đó, dưới thời Tokugawa, không có một quyền uy tôn giáo nào có tính cách phổ biến và siêu việt. Ông "Trời" trong Nho giáo và muôn ngàn vị "thần" trong Shinto (Thần đạo) không trang bị quyền uy nhằm khuất phục những người cầm quyền ở trần thế, ngược lại trên thực tế lắm khi lại bị họ lợi dụng để củng cố trật tự và uy quyền chính trị của họ. Nói cách khác, với sự vắng bóng của uy quyền tôn giáo có tính cách phổ biến và siêu việt ở nước Nhật, những thiên kiến và mê muội trong xã hội Nhật vào đầu thời Minh Trị là di sản của "uy quyền cùng những tùy tiện và lạm dụng quyền lực gần như quái đản" của chính con người.

Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới- Blackcat2110Where stories live. Discover now